Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Thực hành tiếng Việt
I. NHẬN BIẾT (05 câu)
Câu 1: Nêu khái niệm nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn.
Câu 2: Nêu khái niệm từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ địa phương có giá trị như thế nào khi sử dụng trong văn chương?
Câu 3: Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân), cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không. Vì sao?
- a) Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?..
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười mhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
- b) – Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
- Tôi thấy người ta đồn…
Ông lão gắt lên:
- Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.
Câu 4: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu in đậm sau.
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?
Câu 5: Câu thành ngữ Dã tràng xe cát biển Đông có nghĩa hàm ẩn gì?
Câu 1:
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.
- Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thực sự muốn đề cập đến.
Câu 2:
- Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
- Khi sử dụng trong văn chương, từ ngữ địa phương được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sinh động hơn.
Câu 3:
Hai câu in đậm trên không phải câu chứa nghĩa hàm ẩn, vì
- Câu thứ nhất là câu mang tính chất “đánh trống lảng”, nói sang chuyện khác để tránh đề tài đang bàn tới.
- Câu thứ hai là câu nói cắt ngang lời đối thoại của nhân vật trước.
Câu 4:
Câu in đậm mang nghĩa hàm ẩn là phê bình học sinh đó đi học không đúng giờ.
Câu 5:
Nghĩa hàm ẩn: chỉ con người nhọc công làm việc gì đó nhưng cuối cùng lại vô ích.
Bình luận