Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 4: Thực hành tiếng việt
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.
- Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn đề cập đến.
2. Ví dụ
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu tục ngữ trên có nghĩa tường minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim. Tuy nhiên, nghĩa hàm ẩn, ý nghĩa thật sự mà câu tục ngữ muốn đề cập đến là: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công. Để suy ra nghĩa hàm ẩn, chúng ta phải sử dụng tri thức nền của bản thân và chú ý đến các từ ngữ quan trọng trong câu. Chẳng hạn, trong câu tục ngữ này, chúng ta phải chú ý đến các từ ngữ “mài sắt”, “nên kim”.
- Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống hằng ngày
II. GỢI Ý TRẢ LỜI BÀI TẬP
Bài tập 1
a. Nghĩa tường minh: câu hỏi nhân vật bác có thấy con lợn chạy qua đây không; câu trả lời rằng không thấy con lợn nào cả.
Nghĩa hàm ẩn: muốn khoe lợn cưới, áo mới
b. Nghĩa tường minh: con rắn to dài vừa tròn hai mươi thước là con rắn vuông à
Nghĩa hàm ẩn: làm gì có con rắn nào dài hai mươi thước
Bài tập 2
a. Nghĩa tường minh: nhân vật tao không uống nước.
Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu: Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.
b. Mỉa mai tính keo kiệt, bủn xỉn của người chủ.
c. Vắt cổ chày ra nước ý muốn nói về người keo kiệt, bủn xỉn.
Ông ta đã giàu mà còn vắt cổ chày ra nước.
Bài tập 3
a. Câu nói có nghĩa là ông viết chữ xấu
b. Thầy đồ hiểu sai câu nói của vợ mình. Dựa vào việc ông đắc chí.
c. Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra không phải lúc nào cũng trùng nhau không. Vì không phải lúc nào người nghe/ người đọc có thể hiểu được nghĩa hàm ẩn trong các câu nói.
Bài tập 4
a, nom thường được sử dụng ở miền nam. Có tác dụng làm cho câu văn dí dỏm và thể hiện bối cảnh của câu chuyện.
b, thiệt thà thường được sử dụng ở miền nam. Có tác dụng làm cho câu văn dí dỏm và thể hiện bối cảnh của câu chuyện.
c, giả dò thường được sử dụng ở miền nam. Có tác dụng làm cho câu văn dí dỏm và thể hiện bối cảnh của câu chuyện.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận