Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 1 Chái bếp
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
- A. Biểu cảm
- B. Miêu tả
- C. Tự sự
- D. Thuyết minh
Câu 2: Bài thơ Chái bếp là viết về dân tộc nào?
- A. Dân tộc Thái
- B. Dân tộc Dao
- C. Dân tộc Chăm
- D. Dân tộc Tày
Câu 3: Từ dợm nắng dợm sương trong câu thơ: “Có một người dợm nắng dợm sương” gợi tả ý nghĩa gì?
- A. Sự vất vả in hằn trên gương mặt con người
- B. Sự trải nghiệm sương nắng của con người
- C. Con người hàng ngày phải chịu cảnh nắng sương
- D. Nắng sương không làm cho con người thay đổi
Câu 4: Câu thơ nào được điệp lại nhiều nhất trong bài thơ?
- A. Chái bếp vườn nhà cha gọi tên
- B. Chái nhà tôi bao lần vàng cọ
- C. Cho tôi về chái bếp nhà tôi
- D. Nhà ba gian quá giang một chái
Câu 5: Hình ảnh chái bếp hiện lên trong tâm trí tác giả như thế nào?
- A. Sung túc
- B. Mộc mạc, giản dị
- C. Đạm bạc, đơn sơ
- D. Hiện đại
Câu 6: Những hình ảnh và âm thanh trong bài thơ đã khiến em nhớ lại điều gì?
- A. Những kỉ niệm đến trường đi học cùng bạn bè
- B. Những kỉ niệm ngồi trên lưng trâu thả diều thổi sáo
- C. Những kỉ niệm với bà con hàng xóm
- D. Những kỉ niệm bên gia đình, người thân yêu và căn nhà của mình
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Chái bếp?
Câu 2 (2 điểm): Câu thơ “Cho tôi về chái bếp nhà tôi” được điệp lại nhiều lần có tác dụng gì?
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | B | A | C | B | D |
2. Phần tự luận
Câu 1:
- Giá trị nội dung: Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương
- Giá trị nghệ thuật:
+ Sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn
+ Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ
+ Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo: ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình”
Câu 2:
- Điệp ngữ “Cho tôi về” được lặp lại như là một lời tha thiết, một tình cảm đặc biệt của tác giả với khung cảnh quen thuộc về căn chái bếp
- Tạo điệp khúc nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết
=> Tác giả muốn được quay về để lại được thấy những hình ảnh, những âm thanh đặc biệt thuở thơ ấu
Xem toàn bộ: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 1: Chái bếp
Bình luận