Soạn ngắn gọn văn 8 chân trời bài 6: Nam quốc sơn hà
Soạn siêu ngắn bài 6: Nam quốc sơn hà sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo . Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu 1: Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).
Trả lời:
Diễn biến
Cuối năm 1076, Vua Tống giao cho Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu đội quân gồm 30 vạn quân tiến vào nước ta
Lý Thường Kiệt đã phán đoán được tình hình, phản công quyết liệt khiến chúng không tiến vào được
Lý Thường Kiệt cho quân từ Vạn Xuân ngược sông Như Nguyệt, đánh vào đồn giặc
Kết quả:
Quân Tống mười phần chết sáu phần
Tháng 3 năm 1077 quân Tống bí mật rút lui vào ban đêm trong sự hỗn loạn, đó là cuộc tháo chạy của kẻ thua cuộc
Ý nghĩa
Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược; độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được bảo vệ vững chắc
Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một vị tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt, trong vòng 200 năm sau đó, nhà Tống không dám xâm lược nước ta nữa.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu 1: Em hiểu thế nào là "thiên thư"?
Trả lời:
“Thiên thư” tức là sách trời.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu 1: Xác định bố cục bài thơ?
Trả lời:
- Bố cục 4 phần:
Câu 1: Khai – mở vấn đề: Nước Nam là một nước có chủ quyền, có vua.
Câu 2: Thừa – tiếp tục phát triển ý của câu 1: Điều đó được ghi rõ ở sách trời.
Câu 3: Chuyển: hỏi tội kẻ thù.
Câu 4: Hợp – khép lại, khẳng định vấn đề: Chúng bay mà sang xâm lược thì sẽ chịu kết cục thảm hại.
Câu 2: Theo em, bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyết luật Đường như thế nào?
Trả lời:
- Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Quy định về thanh điệu, vần luật: các câu 1,2,4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.
Câu 3: Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:
a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà nam đế cư
b. Tác dụng của việc nói đến "thiên thư" (sách trời) trong câu thơ thứ hai.
Trả lời:
a. Khẳng định nước ta là nước có Vua, có chủ, là một nước độc lập, khẳng định chủ quyền của dân tộc cho nên đó là sự thể hiện tự hào của dân tộc.
Tác giả dùng từ “nam đế” để nhấn mạnh vị thế dân tộc và sự ngang hàng của vua nước Nam với vua nước Bắc
b. Tác giả viện đến “thiên thư” để khằng định rằng chủ quyền, lãnh thổ của nước Nam đã được ghi rõ ở sách trời, không thể chối cãi được. Việc phương Bắc sang xâm lược là trái với ý trời.
Câu 4: Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?
Trả lời:
Tác giả nói với quân giặc với thái độ căm giận và khinh bỉ hướng về lũ giặc bạo tàn, "nghịch lỗ "- quân mọi rợ làm trái lại với ý trời dám đem quân sang xâm lược nước ta.
Lời cảnh báo, đe doạ, thách thức, khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm lược nước ta.
Câu 5: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
Chủ đề: khẳng định chủ quyền đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước trước bọn xâm lược
Cảm hứng: Bài thơ là tiếng nói yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta, thể hiện ý chí và sức mạnh Việt Nam.
Câu 6: Nam quốc sơn hà thường được xem là một "bản tuyên ngôn đọc lập" bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ "Thần". Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này
Gợi ý:
Nam quốc sơn hà là bài thơ đầu tiên khẳng định chủ quyền của đất nước
Nó giống như một “bản tuyên ngôn độc lập” khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của người Việt
Bên cạnh đó trong cuộc chiến chống lại quân Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã sai người đọc vang bài thơ để khích lệ tinh thần quân sĩ, doạ sợ bọn xâm lược. Từ đó quân dân hào hùng, sục sôi, chí khí ngút trời, quân giặc hoảng sợ nên được gọi là bài thơ “thần”.
Câu 7: Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Trả lời:
Hịch tướng sĩ – Trần Hưng Đạo
Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi
Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận