Soạn ngắn gọn văn 8 chân trời bài 6: Chạy giặc

Soạn siêu ngắn bài 6: Chạy giặc sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo . Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu 1: Xác định bố cục, vần, luật, niêm, nhịp của bài thơ

Trả lời:

- Bố cục: 2 phần

  • Phần 1 (Sáu câu đầu): Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược.

  • Phần 2 (Hai câu cuối): Tâm trạng, thái độ của tác giả.

- Luật trắc, vần bằng

- Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này)

- Niêm: 

  • Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 8 

  • chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niệm với chữ thứ hai của câu 3 

  • chữ thứ hai. của câu 4 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 5 

  • chữ thứ hai của câu 6 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 7 

Câu 2: Trong sáu câu đầu hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ nào?

Trả lời:

Hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ “tan chợ”, “bàn cờ thế phút sa tay”, “lơ xơ chạy”, “dáo dác”,..

Câu 3: Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối

Trả lời:

  • Lo lắng, thương xót cho người dân phải chạy giặc khốn khổ, lo lắng cho vận nước lâm nguy

  • Chất vấn, trông chờ đối với những “trang dẹp loạn”- người có trách nhiệm , khả năng trước thời cuộc.

Câu 4: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra tác dụng của chúng

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ: 

  • từ láy, đảo ngữ: “ lơ xơ”, “dáo dác”

  • câu hỏi tu từ: hai câu cuối

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự hoảng loạn của đất nước trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời bài 6: Chạy giặc , Soạn ngắn ngữ văn 8 CTST bài 6: Chạy giặc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác