Soạn ngắn gọn văn 8 chân trời bài 9: Hoàng Lê nhất thống chí

Soạn siêu ngắn bài 9: Hoàng Lê nhất thống chí sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo . Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu 1: Em biết gì về thời Vua Lê - Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng với các bạn trong lớp.

Gợi ý:

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã lập nhiều chiến công. Tiêu biểu là: 

  • Đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài

  •  lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh

  •  thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ 

  • Có những chính sách giúp phát triển kinh tế, quốc phòng ngoại giao   

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Cảnh kiệu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em hình dung?

Trả lời:

  • cảnh rước kiệu được dân chúng dâng lên rất cao để những người ở xa có thể nhìn xuống 

  •  không có kiệu mà dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế và đặt thế tử lên ngồi và 8 người kề vai vào khiêng.

Câu 2: Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh

Trả lời:

Hành động kiêu binh: 

  • Lén đến chỗ tụ họp

  • Bắt phứa lấy dân thường, chém để ra oai

  • Lùng bắt người để giết

=> Đây là hành động sai trái, cấm kị

Câu 3: Chú ý diễn biến và chỉ ra mối quan hệ giữa các sự kiện, tuyến sự kiện qua các đoạn lược dẫn cả ở hồi thứ hai bà hồi thứ mười bốn

Trả lời:

Mối quan hệ: 

  • Hồi thứ 2: Kiêu binh bỏ rơi Trịnh Tông và lúc bấy giờ phò tá con của Trịnh Tông và Quân Huệ giành được chiến thắng 

  • Hồi thứ 14: kiêu binh ỷ vào công phò lập của Trịnh Tông càng ngày lộng hành và đến khi Nguyễn Huệ dẹp loạn và giành chiến thắng.

=> Đều thấy sự xuất hiện của sự quấy rối nổi loạn và những anh hùng đứng lên dẹp loạn mang chiến thắng về cho nhân dân.

Câu 4: Câu nói này thể hiện nét tính cách gì của Vua Quang Trung?

Trả lời:

  • Ý chí quyết tâm chiến đấu - ý chí của sự quân tử xung trận không một chút sợ hãi, lo lắng.

  • Tài mưu lược, tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung

Câu 5: Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?

Trả lời:

Vua tôi Lê Chiêu Thống không màng bất trắc vẫn tiếp tục cho cuộc vui không biết tới quân ta chuẩn bị đổ bộ tới.

Sự lật kèo nhanh chóng mà quân giặc không lường trước được âm mưu của quân ta.

Câu 6: Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?

Trả lời:

Đây là một tuyến truyện khác vì đây là câu chuyện kể về Vua Lê Chiêu Thống không liên quan trực tiếp câu chuyện hiện tại của nhân vật.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.

Trả lời:

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ấn Tượng

Câu 2: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gi? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

Trả lời:

- Nét tính cách nổi bật: 

  • Tài mưu lược trong việc cầm quân, giỏi trong việc dùng người

  • Quyết đoán, mạnh mẽ, anh dũng

  • Sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng

- Phân tích một chi tiết tiêu biểu:

        Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà hoàng thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn”' nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân:" Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...". Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp, chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc" thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chủ ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,... ).

Trả lời:

  • Sử dụng ngôi kể thứ ba. 

  • Kết hợp với lời kể của các nhân vật để cho ta thấy được câu chuyện đa chiều và tường minh hơn. 

  • Không gian câu chuyện cũng được mở rộng ra , thông qua lời từng nhân vật ta thấy được tính cách và con người con của vua Quang Trung toàn diện hơn, đặc sắc hơn.

Câu 4: So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Trả lời:

Thái độ, tình cảm của tác giả: 

  • Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh: thái độ phê phán

  • Với vua tôi Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh: thái độ phê phán, tố cáo, chế giễu

  • Với Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn: thái độ nể trọng, ngợi ca 

Truyện lịch sử tuy coi trọng tính xác thực của các thông tin khách quan liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, nhưng cũng chấp nhận cách nhìn lịch sử theo quan điểm, thái độ của tác giả. Theo đó, cũng chấp nhận việc tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc theo cách riêng. 

Câu 5: Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta

Trả lời:

  • Quang Trung: 

  • là một tổng chỉ huy tài ba thực sự của chiến dịch đánh phá quân Thanh trong lịch sử. 

  • Ngoài việc là một vị đế vương, Quang Trung cũng đồng thời là một vị anh hùng, người đã tự mình thống lĩnh một mũi tiên phong, xông pha chiến trận

  • Cuộc kháng chiến chống quân Thanh: thể hiện được tinh thần yêu nước, bất khuất của nhân dân ta

Câu 6: So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Trả lời:

So sánh với cốt truyện “Xe đêm” 

  • Đều có cốt truyện đa tuyến.

  • Đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.

So sánh cốt truyện đa tuyến và đơn tuyến

 

Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện đa tuyến

Điểm giống

  • Đều là diễn biến các xung đột

  • Bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoan (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút)

Điểm khác

- hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng

- tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính hoặc một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính

- dung lượng nhỏ hoặc vừa

-cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp,

- nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật

-có một dung lượng lớn

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời bài 9: Hoàng Lê nhất thống chí, Soạn ngắn ngữ văn 8 CTST bài 9: Hoàng Lê nhất thống chí

Bình luận

Giải bài tập những môn khác