Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 9: Hoàng Lê Nhất Thống Trí
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 9: Hoàng Lê Nhất Thống Trí. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
a) Tác giả
Ngô gia văn phái – những tác giả họ Ngô ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội) sáng tác.
b) Tác phẩm
- Tác phẩm viết bằng chứ Hán, kết cấu theo kiểu truyện chương hồi Trung Quốc, gồm 17 hồi. Nội dung khắc họa sinh động bức tranh rộng lớn của xã hội Việt Nam khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX với nhiều câu chuyện, sự kiện, nhân vật.
- Văn bản được trích một phần Hồi thứ hai (kể lại việc kiêu binh nổi loạn, phò chúa mới Trịnh Tông lên ngôi sau khi truất quyền chúa cũ Trịnh Cán, đã trở nên kiêu căng, hành động càn quấy, gây bao tai họa, náo động chốn kinh thành) và một phần Hồi thứ mười bốn (kể lại việc Vua Quang Trung đại phá quân Thanh)
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cốt truyện, các tuyến sự kiện
- Hai hồi là hai tuyến truyện có tính độc lập nhất định nhưng liên quan mật thiết với nhau:
(1) Tuyến thứ nhất là chuỗi sự kiện diễn ra nơi phủ chúa – cung vua (trong đoạn trích tập trung vào chuỗi sự kiện kiêu binh nổi loạn giết Quận Huy, truất ngôi Trịnh Cán, đưa Trịnh Tông lên ngôi.
(2) Tuyến thứ hai là chuỗi sự kiện về cuộc xâm lược nước ta của nhà Thanh Vua Quang Trung đại phá quân Thanh; sự thảm bại và cuộc trốn chạy của đội quân xâm lược nhà Thanh và vua Lê Chiêu Thống (trong đoạn trích tập trung vào cuộc đại phá quân Thanh của Vua Quang Trung)
- Mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện trong Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn:
- Sự lục đục trong phủ chúa; xung đột quyền lợi giữa phủ chúa – cung vua và nỗi sợ hãi trước sức mạnh của Vua Quang Trung, nhà Tây Sơn (nguyên nhân) dẫn đến sự cầu viện nhà Thanh của Vua Lê Chiêu Thống (kết quả); cuộc xâm lược của đội quân nhà Thanh cùng sự bạc nhược, phản trắc của vua tôi Lê Chiêu Thống (nguyên nhân) dẫn đến việc Quang Trung lên ngôi vua tiến quân ra Bắc, đại phá quân Thanh (kết quả).
Các dòng thơ tóm lược sự kiện chính ở đầu mỗi hồi:
Lập Điện đô, bảy quan nhận di chúc/ Giết Huy quận, ba quân phò Trịnh vương
Và
Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận/ Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài.
2. Nhân vật vua Quang Trung, nghệ thuật kể chuyện, tình cảm của tác giả
- Vua Quang Trung: nhà cầm quân tài ba, mưu lược: Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.
Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.
- Vua Quang Trung nhà chỉ huy quân sự tự tin, quyết đoán: khi vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta:
- Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.
- Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm từ ngàn xưa như.
- Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình
- Sáng suốt trong việc xét đoán bê bối:
- Ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi
- Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ “đa mưu túc trí” việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao.
- Vua Quang Trung vị hoàng đế/ người anh hùng “trăm trận trăm thắng”:
- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt
- Hình ảnh người anh hùng được khắc họa khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
- Ngôi kể thứ ba được tác giả sử dụng kết hợp cùng lời kể của các nhân vật khác đã cho chúng ta thấy được câu chuyện được bao quát và chân thực hơn. Qua lời từng nhân vật ta hiểu thêm được tính cách, tâm lý, hành động và con người của họ nhiều hơn.
III. TỔNG KẾT
Kết luận theo đặc trưng thể loại thông qua một số yếu tố sau:
- Cốt truyện: đa tuyến, lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói hay kể chuyện.
- Nhân vật: Vua Quang Trung là nhân vật có thật trong lịch sử, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Các nhân vật phụ trong truyện thường do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.
- Ngôn ngữ: Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong bối cảnh lịch sử cụ thể.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận