Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 7 Thực hành tiếng Việt

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?

  • A. Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
  • B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cho phù hợp
  • C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội
  • D. Cả A, B, C là đúng

Câu 2: Thành ngữ là gì?

  • A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
  • B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
  • C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Phụ ngữ
  • D. Cả A và B

Câu 4: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”

  • A. Chủ ngữ
  • B. Bổ ngữ
  • C. Vị ngữ 
  • D. Trạng ngữ

Câu 5: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A. Vắt cổ chày ra nước
  • B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
  • C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
  • D. Lanh chanh như hành không muối

Câu 6: Thành ngữ nào dưới đây có nghĩa là yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được?

  • A. Mũ ni che tai
  • B. Tóc bạc da mồi
  • C. Gạn đục khơi trong
  • D. An cư lạc nghiệp

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định thành ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần nào trong câu và hãy nêu tác dụng của việc dùng các thành ngữ này?

a. Được 10 điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết

b. Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi

c. Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau

Câu 2 (2 điểm): Trình bày những hiểu biết của em về biệt ngữ xã hội.


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

D

C

C

D

2. Tự luận

Câu 1:

a. Vui như Tết – Thành phần vị ngữ

b. Cưỡi ngựa xem hoa – Thành phần vị ngữ

c. Tối lửa tắt đèn – Thành phần trạng ngữ

=> Tác dụng của việc sử dụng: nhấn mạnh, bày tỏ tình cảm, cảm xúc một cách rõ ràng, dễ dàng hơn vì thành ngữ mang tính biểu cảm rất cao

Câu 2:

  • Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,…)
  • Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó
  • Mục đích sáng tạo ra biệt ngữ chính là để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình

=> Người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ


Bình luận

Giải bài tập những môn khác