Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 4 Văn hay
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Văn hay”?
- A. Tác giả dân gian
- B. Nguyễn Cừ
- C. Phan Trọng Thưởng
- D. Cả B và C
Câu 2: Ông thầy đồ trong truyện là kiểu nhân vật nào?
- A. Cao sang
- B. Bình dị
- C. Thông minh
- D. Kém cỏi
Câu 3: Lúc đầu và đoạn cuối thầy đồ nghĩ thế nào?
- A. Lúc đầu thầy đồ tưởng rằng vợ khen tài văn chương của mình nhưng đến cuối mới hiểu ra là vợ tính làm chuyện khác
- B. Lúc đầu thầy đồ tưởng rằng vợ chê tài văn chương của mình nhưng đến cuối mới hiểu ra là vợ chê thật
- C. Lúc đầu thầy đồ còn ngu muội nhưng lúc sau đã sáng dạ hẳn ra
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Em có nhận xét gì về nhân vật người vợ?
- A. Là một người vợ tồi
- B. Là một người không quan tâm đến chồng, không chăm lo cho chồng
- C. Là một người hiểu khả năng của chồng mình, biết tính toán
- D. Cả A và B
Câu 5: Tác giả dân gian đã tạo ra tiếng cười cho truyện bằng cách nào?
- A. Tạo ra tình huống gây bất ngờ
- B. Chơi chữ
- C. Sử dụng lối nói phóng đại
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Truyện này ngoài mục đích gây cười còn có mục đích gì?
- A. Làm tăng giá trị của bộ truyện
- B. Ca ngợi sự thông minh, sắc sảo khi xử lí những người ngu dốt
- C. Chê bai, châm biếm những người không hiểu khả năng của mình, luôn cho là mình giỏi
- D. Cả A và C
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy xác định đề tài, cốt truyện, bối cảnh của truyện cười trên.
Câu 2 (2 điểm): Tác giả dân gian đã tạo ra tiếng cười cho truyện trên bằng cách nào?
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | D | A | C | A | C |
2. Phần tự luận
Câu 1:
- Truyện cười trên thuộc đề tài châm biếm.
- Cốt truyện: xoay quanh tình huống một ông chồng cứ tưởng mình viết đẹp nhưng mà sự thực thì không phải vậy.
- Bối cảnh: hình ảnh hai vợ chồng trao đổi, giao tiếp hàng ngày
Câu 2:
Tạo ra sự không trùng khớp giữa nghĩa hàm ẩn của người nói và nghĩa hàm ẩn của người nghe trong cùng một câu nói
=> Việc người vợ trêu đùa chồng về tài năng văn chương của ông đã tạo ra tiếng cười cho câu chuyện
Xem toàn bộ: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 4: Văn hay
Bình luận