Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng

Câu 1: Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng: 

a. Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

                    (Hữu Thỉnh, Sang thu)

b. Cả ba cùng chạy vàom cùng nói:

- Bác Tài ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết, từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Chân, Tay, Tau, Mắt, Miệng)

c. Trẻ con chúng tôi la ó, reo hò. Ôi, con suối, con suối, khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi thoả thuê tắm, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.

(Duy Khàn, Tuổi thơ im lặng)


a) Thành phần biệt lập: hình như-  thành phần tình thái

Sử dụng để thể hiện quan điểm của người nói về những gì đang được đề cập đến trong câu. 

b) Thành phần biệt lập: Bác tài ơi -  thành phần gọi đáp

“Ơi” chính là thành phần gọi đáp, là từ được thêm vào để thể hiện việc người nói gọi người nghe trả lời.

c) Thành phần biệt lập: ôi - thành phần cảm thán

Dùng để bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói ví dụ như: vui, buồn, khóc, cười…


Trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 8 Thực hành tiếng việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác