Em hiểu như thế nào về ý kiến: "Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất"? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách chân trời sáng tạo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Em hiểu như thế nào về ý kiến: "Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất"? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Đề bài: Em hiểu như thế nào về ý kiến: "Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất"? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em.

Bài tham khảo 1:

Đất là trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.

- Đất là Mẹ: quan hệ giữa đất đai và con người là quan hệ không thể tách rời. Đó là quan hệ cộng sinh giữa con người và môi trường.

- Điều gì xảy ra đối với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất: lời cảnh báo về việc tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác một cách cạn kiệt, môi trường bụi bẩn, lũ lụt, hạn hán,…

=> Câu trích muốn khẳng định quan hệ giữa con người và môi trường sống, đồng thời khuyên nhủ chúng ta cần phải biết bảo vệ môi trường sống trong đó có môi trường đất. Bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình.

+ Đất đai là không gian, môi trường sống: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và các loài vi sinh vật. Cây trồng và các loài vi sinh vật có phần đóng góp quan trọng vào đời sống con người.

+ Đất đai là địa bàn thực hiện các hoạt động sinh sống, làm việc của con người.

=> Đất cũng như môi trường sống là mái nhà chung của nhân loại.

- Thực trạng về việc sử dụng tài nguyên đất cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác: Đang bị sử dụng và khai thác không hợp lí

+ Trong quá trình phát triển để đáp ứng nhu cầu cần thiết của mình, con người đã thu hẹp diện tích đất tự nhiên để xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch, nhà ở.

+ Sự phát triển của đời sống công nghiệp làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

+ Quá trình canh tác sử dụng phân bón hóa học không đúng kỹ thuật đã làm dư thừa lượng phân bón gây ô nhiễm môi trường (50% lượng đạm, 50% lượng kali, 80% lượng lân)

- Hậu quả:

+ Việc ô nhiễm đất cũng như nước và không khí đã làm cho con người phải đối mặt với nhiều đại dịch trong đó đại dịch ung thư đang là vấn đề nhức nhối.

+ Việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp làm con người đứng trước nguy cơ thiếu lương thực…

Bài tham khảo 2:

Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai. 

Đất là “Mẹ” bao dung, ban cho “những đứa con” của đất là chúng ta cái “tổ sống”: nơi để trú ngụ, để trồng trọt, chăn nuôi tạo nên mùa màng hoa trái, cảnh quan thiên nhiên để con người thưởng ngoạn… Những đứa con” của đất khi đó chỉ biết dựa vào bà mẹ thiên nhiên của mình để sinh tồn, chưa biết làm đầy “tổ sống” mà Mẹ ban cho. Con người chỉ biết khai thác, chưa có ý thức bồi đắp môi trường sống…

Đây là một ý kiến đúng đắn của thủ lĩnh Xi-át-tơn. Đất là tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng nó cũng có giới hạn. Nếu khai thác đến cạn kiệt, con người sẽ phải trả giá khốc liệt: khai thác gồ bừa bãi dẫn đến lũ lụt, khai thác đất đai dẫn đến nguy cơ động đất, sóng thần; nhà máy và khí thải làm ô nhiễm không khí…Ngược lại nếu con người biết ơn bà mẹ thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường thì sẽ nhận lại bấy nhiêu điều tốt đẹp, mưa thuận gió hòa, đất đai bình yên, mùa màng hoa trái, vạn vật sinh sôi…

Trong thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức chỉ thấy cái lợi trước mắt mà vắt kiệt môi trường tự nhiên: “lâm tặc” khai thác gỗ bừa bãi, “cát tặc” nạo vét lòng sông tùy tiện, lấp sông để xây dựng đô thị…

Qua những lời tâm huyết của vị thủ lĩnh da đỏ, chúng ta thấy được ý thức bảo vệ môi trường đã có từ thời xa xưa. Con người, dù ở bất kì nơi nào, dù không cùng màu da và tiếng nói, hãy xem đất là Mẹ, là nơi thiêng liêng nhất mà loài người cùng chung sống.

Bài tham khảo 3:

- Lời nhắn gửi của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là một thông điệp có ý nghĩa sâu sắc.

- Bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh“Đất là Mẹ”, tác giảđã nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọngcủa đất đai đối với đời sống con người: Đất đai đem đến nguồn sống nuôi dưỡng con người như người mẹ thân yêu nuôi dưỡng chúng ta.

- Lời nhắn gửi: “Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất” khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa đất đai và con người. Bởi vậy con người có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn đất đai như bảo vệ chính cuộc sống mình…

=> Lời nhắn gửi của vị thủ lĩnh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn, sự trân trọng của con người với đất mẹ, với thiên nhiên...

Bài tham khảo 4:

Câu nói "Đất là Mẹ" nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất:  con người sống được là nhờ có đất đai. Đất đai cho con người nơi trú ngụ. Đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Đất đai nuôi sống cây cỏ, thú vật và các thứ này lại nuôi sống con người. Trên mặt đất còn có những dòng suối, con sông cho con người nguồn nước và nguồn thủy sản... Tóm lại nhờ có đất con người mới sống được. Đất đai tựa như người Mẹ đã sinh ra con người. Những con người phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ Đất., cần có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác