Chia sẻ những kinh nghiệm em đã thu nhận được về cách nắm bắt nội dung chính trong quá trình thảo luận nhóm và trình bày lại nội dung ấy một cách hiệu quả.
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách chân trời sáng tạo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Chia sẻ những kinh nghiệm em đã thu nhận được về cách nắm bắt nội dung chính trong quá trình thảo luận nhóm và trình bày lại nội dung ấy một cách hiệu quả.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Đề bài: Chia sẻ những kinh nghiệm em đã thu nhận được về cách nắm bắt nội dung chính trong quá trình thảo luận nhóm và trình bày lại nội dung ấy một cách hiệu quả.
Bài tham khảo 1:
Một kỹ năng mà tất cả mọi người dù ở độ tuổi hay vị trí nào trong công ty đều nên rèn luyện là ghi chép. Cho dù bạn thông minh xuất chúng hay có nhiều kinh nghiệm và thành công công việc, bạn cũng không thể ghi nhớ hết mọi thứ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay sau khi lắng nghe một ai đó nói, chúng ta chỉ có thể nhắc lại khoảng 50% nội dung. Sau một giờ, những điều chúng ta nhớ chỉ còn ít hơn 20% điều chúng ta nghe. Vậy nên, việc ghi chép lại trong suốt buổi trao đổi đóng vai trò rất quan trọng.
- Phương pháp Cornell giúp bạn lên cấu trúc phần ghi chép một cách chặt chẽ ngay từ đầu và tiếp cận chủ đề buổi họp một cách cụ thể. Với phương pháp này, bạn cần lắng nghe một cách tích cực và chủ động trong suốt buổi họp, sau đó tóm tắt lại theo cách hiểu của mình. Nó giúp bạn dễ dàng ghi nhớ nội dung buổi họp có nhiều thông tin chi tiết hay sau đó cần chia sẻ với người khác.
- Phương pháp Quadrants giúp nội dung ghi chép được phân loại rõ ràng, nhờ đó bạn không cần mất thời gian sắp xếp các mục về hành động tiếp theo cần thực hiện hay các câu hỏi thắc mắc sau buổi họp. Phương pháp này phù hợp với những buổi họp cập nhật tình hình công việc của đội nhóm mà mục tiêu chính là theo dõi tiến trình xử lý công việc đã phân công, liên tục bám sát tiến độ công việc để không xảy ra thiếu sót.
- Lợi ích lớn nhất của phương pháp sơ đồ tư duy chính là đào sâu vào chủ đề bạn đang cần sáng tạo và tìm ra những ý tưởng bằng việc chia nhỏ chủ đề thành nhiều nhánh. Phương pháp này phù hợp nhất với các buổi họp brainstorming (bão não) để tìm ý tưởng mới, giúp bạn ghi chép những chủ đề mà nếu không chia nhỏ ra, bạn sẽ vô tình bỏ qua. Nó cũng giúp ghi lại các ý tưởng mới và cho bạn thấy bức tranh toàn cảnh.
Bài tham khảo 2:
- Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần
- Học cách tìm nội dung chính
- Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học
Bài tham khảo 3:
Để hiểu cặn kẽ khái niệm “ý chính”, cần phân biệt các thuật ngữ sau: chủ đề, ý chính, chủ điểm, câu chủ đề và mục đích.
- Chủ đề (topic) của một văn bản là chủ thể – thứ mà văn bản đó đề cập đến.
Chủ đề có thể được diễn tả dưới dạng một danh từ hoặc một cụm danh từ. Một số ví dụ về chủ đề bao gồm: tái chế, động vật có vú, cây cối ở New England, tên.
- Ý tưởng (idea) là những điều bạn nói về một chủ đề.
Ý tưởng, trong đó bao gồm cả ý chính, được diễn tả bằng các câu. Nếu ai đó đề nghị bạn xác định ý chính của một đoạn văn và bạn đáp lại bằng một từ đơn lẻ, bạn đã chưa đưa ra đáp án đầy đủ – có thể bạn mới chỉ xác định được chủ đề đoạn văn đó mà thôi.
Bài tham khảo 4:
- Làm rõ quyết định mà bạn cần thực hiện
- Thu thập thông tin liên quan
- Xác định các lựa chọn khả thi
- Kiểm chứng các lựa chọn để đánh giá mức độ khả thi
- Chọn ra các lựa chọn tốt nhất
- Hành động thực tế theo sự lựa chọn của bạn
- Đánh giá kết quả
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận