Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 2: Bạn đã biết gì về sóng thần

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 2: Bạn đã biết gì về sóng thần. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Văn bản thông tin

a) Khái niệm

Văn bản thông tin giải thích một hiện tự nhiên được viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách diễn ra của một hiện tượng tự nhiên

b) Các dạng văn bản thông tin

- Giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên, giải thích cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề trong thế giới tự nhiên,…

c) Cấu trúc của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên thường gồm các phần:

- Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng trong  thế giới tự nhiên.

- Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của các hiện tượng tự nhiên.

- Phần kết thúc (không bắt buộc) thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.

Cách sử dụng ngôn ngữ: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên thường sử dụng từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa lí, sinh học, thiên văn học..) động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (ví dụ: vỡ, phun trào, mọc, chuyển động) từ ngữ miêu tả trình tự (bắt đầu, kế tiếp, tiếp theo…)

d) Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu

- Văn bản có cấu trúc so sánh và đối chiếu trình bảy điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật theo các tiêu chí so sánh cụ thể:

- So sánh và đối chiếu các đối tượng theo từng tiêu chí.

- So sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày biểu hiện của tất cả các tiêu chí ở từng đối tượng.

- Văn bản trình bày thông tin theo cách so sánh và đối chiếu có thể sử dụng một số từ ngữ chỉ sự giống nhau hoặc sử dụng một số kiểu sơ đồ bảng biểu để làm rõ thông tin được so sánh, đối chiếu.

II. TÌM HIỂU CHUNG

- Thể loại: văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

- Mục đích: giúp cho người đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn về sóng thần.

- Bố cục: 3 phần

  • Mở bài: từ đầu đến “năm 1958 cao đến 525m” - giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tượng sóng thần.

  • Nội dung: tiếp đến “khi sóng thần đến” - giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần.

  • Kết thúc: Còn lại - trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.

III. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tượng sóng thần.

- Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kỳ dài, lan truyền với vận tốc lớn. 

- Sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến về đất liền mà ta có thể mục kích và nghe được âm thanh. Ngay cả khi ngồi trên thuyền ở ngoài khơi, bạn cũng không thể biết trước sóng thần bắt đầu xuất hiện.

=> Không thể nhận thấy dấu hiệu báo trước của một đợt sóng thần.

- Cơ chế hình thành sóng thần:

+ Sự thay đổi của mảng kiến tạo gây ra một trận động đất và làm dịch chuyển nước biển.

+ Những con sóng được tạo ra và di chuyển ra mọi hướng trên biển, một số con sóng di chuyển nhanh.

+ Khi vào vùng nước nông, những con sóng bị nén ép lại, tốc độ chậm hơn và trở nên cao hơn.

+ Chiều cao của những con sóng tăng lên và những dòng biến cố có liên quan được tăng cường, tất cả đã trở thành mối đe dọa đến tính mạng và tài sản của con người.

- Quá trình dịch chuyển của sóng thần:  Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu, khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki – lô – mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét. 

= > Sóng thần hiện nguyên hình với sức mạnh hủy diệt khi nó đến gần bờ.

2. Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần.

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả vị thử hạt nhân dưới nước).

- Dấu hiệu nhận biết sắp có sóng thần là:

+ Dấu hiệu đầu tiên là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới.

+ Mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều.

+ Hoặc có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ.

3. Sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.

- Sự việc cuối cùng của hiện tượng sóng thần chính là các thảm họa để lại.

- Một số thảm họa sóng thần trong lịch sử là:

+ Năm 365, sóng thần tại Alexandria làm hàng nghìn người thiệt mạng.

+ 27/8/1883 sóng thần tai hại nhất, sau khi núi lửa Krakatoa tại Indonesia phun trào khiến 36000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va và Sumatra.

+ 15/6/1896 sóng thần cao 23m làm hơn 26000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản.

+ 22/5/1960 sóng thần cao 11m làm hơn 1000 người thiệt mạng ở Chile.

+16/8/1960 hơn 5000 người chết tại vịnh Moro, Philipin

+ Ngày 17/7/1998 sóng thần làm hơn 2100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê.

IV. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Văn bản giới thiệu những thông tin cơ bản về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) đồng thời nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại. 

2. Nghệ thuật

- Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu. 

- Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Bạn đã biết gì về sóng thần, kiến thức trọng tâm văn 8 chân trời bài 2: Bạn đã biết gì về sóng thần, nội dung chính bài Bạn đã biết gì về sóng thần

Bình luận

Giải bài tập những môn khác