Đáp án Ngữ văn 8 chân trời bài 5 Ôn tập

Đáp án bài 5 Ôn tập. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP

CH1: Nêu và giải thích đặc điểm của hài kịch. Minh hoạt một trong những đặc điểm ấy bằng các dẫn chứng rút ra từ một trong ba văn bản hài kịch đã đọc.

Đáp án chuẩn:

- Đặc điểm của hài kịch:

 + Nhân vật thường là hiện thân của các thói xấu và thấp kém trong xã hội.

 + Hành động của các nhân vật tạo ra xung đột và giải quyết xung đột, thể hiện chủ đề tác phẩm.

 + Xung đột kịch nảy sinh từ mâu thuẫn giữa các nhân vật hoặc thế lực.

 + Lời thoại bao gồm lời nói của các nhân vật với nhau, bản thân, hoặc khán giả.

 + Lời chỉ dẫn sân khấu hướng dẫn cách bài trí, âm thanh, ánh sáng.

- Trong "Thuyền trưởng tàu viễn dương":

 + Mâu thuẫn giữa viễn tưởng của ông Nha và thực tế nghèo đói mà ông gây ra.

 + Nhân vật có sự không tương xứng giữa hình thức và thực chất, tạo nên sự hài hước, ví dụ: Anh Hưng giả làm thuyền trưởng.

 + Chủ yếu là lời thoại giữa các nhân vật, thể hiện tính cách và tạo yếu tố hài hước.

CH2: Nêu chủ đề, thủ pháp gây cười được sử dụng trong ba văn bản: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Cái chúc thư, Thuyền trưởng tàu viễn dương.

Đáp án chuẩn:

- Chủ đề:

  + Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: khắc họa tính lố bịch của người trưởng giả dốt nát muốn làm sang.

  + Cái chúc thư: khắc họa sự tham lam của những người hám tiền, sẵn sàng làm tất cả vì vật chất.

  + Thuyền trưởng tàu viễn dương: khắc họa bệnh sĩ của người kém hiểu biết nhưng vẫn mắc bệnh sĩ.

- Thủ pháp gây cười:

  + Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: tạo sự khập khiễng giữa ngu dốt và giấc mộng làm sang.

  + Cái chúc thư: sự tham lam và sợ sệt của người hám tiền gây cười.

  + Thuyền trưởng tàu viễn dương: bệnh sĩ dẫn đến việc thực hiện các công việc không khả thi, tạo cười.

CH3: Đặt một câu có sử dụng trợ từ, thán từ lấy đề tài từ các văn bản hài kịch đã học. Xác định trợ từ, thán từ và nêu tác dụng của chúng.

Đáp án chuẩn:

"Ối chà, người đâu mà giỏi thế không biết?"

=> Thán từ là "ối chà", trợ từ là "không"

 CH4: Theo em, vì sao khi viết một văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống, người viết không được để thiếu bất kì phần nào trong các phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc?

Đáp án chuẩn:

Vì các phần đều có vai trò riêng của mình, nếu thiếu một phần thì sẽ bị thiếu thông tin dẫn đến văn bản thiếu nội dung và sự chính xác.

CH5: Em rút ra được lưu ý gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội?

Đáp án chuẩn:

- Cần tìm hiểu kĩ về vấn đề mình sẽ viết, trình bày.

- Cần lắng nghe ý kiến của người khác, không nên quá áp đặt suy nghĩ của bản thân và bắt mọi người phải công nhận nó đúng.

- Mỗi luận điểm cần đi kèm với  lẽ và bằng chứng xác thực để tăng tính thuyết phục đối với người nghe.

CH6: Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người?

Đáp án chuẩn:

- Tiếng cười trong hài kịch có giá trị phê phán xã hội và giáo dục thẩm mỹ sâu sắc. 

- Là phương tiện phê phán mặt trái cuộc sống, phủ định cái xấu, giả dối và lỗi thời, đồng thời khẳng định cái mới, cái tốt đẹp.

- Cười với mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc, còn hài là giá trị khách quan của hiện tượng xã hội.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác