Trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 3 Bài ca côn sơn
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 3 Bài ca côn sơn - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bản dịch Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ nào?
- A. Thất ngôn
- B. Ngũ ngôn
- C. Song thất lục bát
D. Lục bát
Câu 2: Côn Sơn là địa danh thuộc tỉnh nào?
- A. Hà Nội
- B. Hưng Yên
- C. Vĩnh Phúc
D. Hải Dương
Câu 3: Bài thơ Bài ca Côn Sơn được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- A. Trong thời gian Nguyễn Trãi làm quan.
- B. Khi vừa đánh đuổi giặc Minh về nước.
C. Khi Nguyễn Trãi về ở ẩn.
- D. Khi tác giả trên đường cứu nước.
Câu 4: Cảm xúc nổi bật trong bài thơ Bài ca Côn Sơn là gì?
- A. Tình yêu quê hương, đất nước.
- B. Lòng căm thù giặc sâu sắc.
C. Cảm xúc tự tại trước thiên nhiên.
- D. Sự tự hào về dân tộc thân yêu.
Câu 5: Nội dung nào không đúng với bài thơ mà tác giả đã đề cập đến?
A. Thể hiện một hình tượng đẹp của người anh hùng cứu nước.
- B. Tinh thần lạc quan của con người.
- C. Vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên
- D. B và C đúng.
Câu 6: Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là?
- A. Thể thơ dân tộc mượt mà, đặc sắc.
- B. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn.
- C. Giọng thơ nhẹ nhàng êm ái, giàu sức biểu cảm.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 7: Hình ảnh tác giả hiện lên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn là?
A. Phong thái ung dung và hòa hợp với thiên nhiên.
- B. Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng.
- C. Người chiến sĩ sục sôi nhiệt huyết cách mạng.
- D. Tất cả đáp án trên.
Câu 8: Nhận định chính xác về bút pháp của bài thơ Bài ca Côn Sơn là?
- A. Bút pháp hiện thực.
- B. Bút pháp hoang đường kì ảo.
C. Bút pháp lãng mạn.
- D. Bút pháp sử thi.
Câu 9: Hình ảnh nào không được nói tới trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn?
A. Bóng trăng
- B. Bóng trúc
- C. Rừng thông
- D. Suối chảy
Câu 10: Tiếng suối chảy trong Bài ca Côn Sơn được so sánh với âm thanh gì?
- A. Tiếng sáo
- B. Tiếng hát
C. Tiếng đàn cầm
- D. Tiếng sấm
Câu 11: Hai câu thơ sau nổi bật với biện pháp tu từ gì?
Côn Sơn có đa rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
- A. Ẩn dụ
- B. Hoán dụ
C. So sánh
- D. Nhân hóa
Câu 12: Từ "nêm" trong câu thơ "Trong ghềnh thông mọc như nêm" nghĩa là gì?
- A. Một con vật.
B. Chỉ sự rậm, dày.
- C. Một đồ vật múc đồ.
- D. Một hành động nêm nếm.
Câu 13: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì?
- A. Tươi tắn và đầy sức sống.
- B. Kì ảo và lộng lẫy.
C. Yên ả và thanh bình.
- D. Hùng vĩ và náo nhiệt.
Câu 14: Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ là mối quan hệ như thế nào?
- A. Tách biệt.
- B. Con người là chủ thể của thiên nhiên.
- C. Không thể hòa hợp.
D. Gắn bó, giao hòa.
Câu 15: Nhân vật trữ tình là người thế nào?
- A. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên.
- B. Tâm hồn thanh cao, trong sáng.
- C. Tâm hồn hòa hợp, giao cảm cùng thiên nhiên.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 16: Đoạn thơ Bài ca Côn Sơn xuất hiện những hình ảnh nào?
A. Suối, đá, thông, trúc.
- B. Suối, núi, tre, trúc.
- C. Đá, núi, thông, trúc.
- D. Đá, núi, chim, tre.
Câu 17: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu thơ đầu đoạn trích Bài ca Côn Sơn là gì?
- A. Âm thanh tiếng suối trở nên cụ thể, rõ ràng.
- B. Âm thanh tiếng suối gần gũi, bình dị như người bạn thân thiết của nhân vật trữ tình.
- C. Âm thanh tiếng suối như tiếng chim hót, khiến khu rừng trở nên náo nhiệt, rộn rã.
D. Tiếng suối trong rừng như một âm thanh của nghệ thuật và nhà thơ say sưa, đắm chìm trong nó.
Câu 18: Nội dung 8 câu thơ trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn là gì?
- A. Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn tươi đẹp và những lí do “ta” về Côn Sơn ở.
B. Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn tươi đẹp và sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên nơi núi rừng.
- C. Cảnh Côn Sơn đẹp, người Côn Sơn buồn.
- D. Cảnh Côn Sơn hoang vu, tiêu điều, lạnh lẽo, con người Côn Sơn thanh thản, gần gũi.
Câu 19: Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?
A. Tác giả.
- B. Người dân ở Côn Sơn.
- C. Không rõ là ai.
- D. Người vợ của Nguyễn Trãi.
Câu 20: Đoạn thơ Bài ca Côn Sơn được trích từ đâu?
- A. Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi.
- B. Ức Trai thi tập - Nguyễn Trãi
C. Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi.
- D. Quân trung từ mệnh tập - Nguyễn Trãi.
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 8 chân trời bài 3 Bài ca côn sơn
Bình luận