Đáp án Ngữ văn 8 Cánh diều bài 5 Chiếu dời đô

Đáp án bài 5 Chiếu dời đô. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

VĂN BẢN. CHIẾU DỜI ĐÔ

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích gì?

Đáp án chuẩn:

"mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh."

Câu 2: Thành Đại La có lợi thế như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Là nơi Cao Vương từng định đô.

- Về địa lí: trung tâm của đất trời, mở ra 4 phương, vừa có sông vừa có núi, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được  lụt, chật chội.

- Về phong thủy: thế rồng cuộn hổ ngồi.

- Về sự giàu có: muôn vật phong phú, tốt tươi.

- Về chính trị: là nơi tụ hội trọng yếu của đất nước.

Câu 3: Câu hỏi kết thúc văn bản thể hiện điều gì?

Đáp án chuẩn:

- Đây vừa là ban bố một quyết định vừa là lời phủ dụ yên dân, khiến ý nguyện của nhà vua cũng được trăm họ đồng tình ủng hộ. 

- Khoảng cách giữa bậc quân vương và nhân dân trăm họ dường như đã được thu ngắn lại bởi có cùng chung một quyết tâm xây dựng đất nước phát triển vững mạnh. 

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện gì? Tại sao Lý Công Uẩn lại phải dùng thể chiếu? 

Đáp án chuẩn:

- Sự kiện: Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã rời từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay).

=> Sự kiện lịch sử mang tính trọng đại của dân tộc, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của triều đại phong kiến Việt Nam thời đó.

- Lý Công uẩn đã sử dụng thể văn này để thể hiện sự tôn trọng của mình đến với người dân, trước khi quyết định một vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia, của dân tộc.

Câu 2: Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô.

Đáp án chuẩn:

Kinh đô cũ không còn phù hợp cho sự phát triển, cần chuyển đến nơi trung tâm để đảm bảo sự mở mang lâu dài. Các triều đại trước không nghe theo ý trời và chọn Hoa Lư, nên không phát triển bền vững.

Câu 3: Trong phần 3 của bài chiếu, để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Đại La là nơi trung tâm của đất nước, rộng rãi, dễ thủ khó công, tiện lợi cho sự phát triển lớn mạnh sau này của đất nước.

- Cách lập luận của tác giả dựa vào những sự kiện lịch sử có thật, hợp tình hợp lí, đúng theo nguyện vọng của nhân dân  sự phát triển của đất nước.

=> Người đọc thấy sự đúng đắn của việc dời đô và cho ta thấy sự sáng suốt của Lý Thái Tổ - một bậc minh quân của đất nước.

Câu 4: Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Lý Công Uẩn phân tích rõ ràng lợi hại của Hoa Lư, nhấn mạnh việc chuyển kinh đô là cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Ông tài tình nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân, khiến cuộc vận động nhanh chóng thành hành động cụ thể và hiệu quả.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn.

Đáp án chuẩn:

Lý Công Uẩn là vị vua tài giỏi khi quyết định dời đô. Ông cho rằng kinh đô Hoa Lư không phù hợp cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Với lập luận sắc bén và dẫn chứng thuyết phục, ông chứng minh việc dời đô là cần thiết để phát triển bền vững hơn. Lý Công Uẩn chọn Đại La làm kinh đô mới, nhấn mạnh vẻ đẹp về địa lý, văn hóa, giao lưu và điều kiện sống của nơi này. Ông coi Đại La là thánh địa, phù hợp nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác