Đáp án Ngữ văn 8 Cánh diều bài 4 Thực hành tiếng việt

Đáp án bài 4 Thực hành tiếng việt. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1: Xác định nghĩa hàm ẩn của những câu dưới đây:

a) Nói thật với ông chủ em rể tôi vừa trúng Chủ tịch huyện, chủ ấy nể tôi lắm. (Lưu Quang Vũ)

b) Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cải kinh này thế? (Nê-xin)

c) Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! (Nê-xin)

Đáp án chuẩn:

a. Khoe khoang mối quan hệ của mình với lãnh đạo cấp trên.

b. Chê bai bác sĩ đã cắt thuốc cho nhân vật "tôi".

c. Chê bai bệnh viện tư nhân khám không uy tín bằng bệnh viện nhà nước.

Câu 2: Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngỏ con bằng cách xót xa:

Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

a) Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

b) Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

Đáp án chuẩn:

a. "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng của Tí ở nhà trước khi rời đi.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu định bán Tí cho nhà cụ Nghị nhưng không nói thẳng để bảo vệ cảm xúc của Tí.

b. Câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" ám chỉ Tí sẽ phải đến nơi mới, dù chị Dậu không trực tiếp nói lý do.

Câu 3: Ghép câu tục ngữ ở cột bên trái với nghĩa hàm ẩn tương ứng ở cột bên phải:

Tục ngữNghĩa hàm ẩn

a. Cái nết đánh chết cái đẹp.

1. việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc.

b. Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.

2. có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc.

c. Một điều nhịn chín điều lành.

3. cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài.

d. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

4. nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay.

e. Tốt danh hơn lành áo.

5. thành thạo, tinh thông một nghề còn hơn biết nhiều nghề không đến nói đến chốn.

Đáp án chuẩn:

a - 3

b - 1

c - 4

d - 5

e - 2

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó.

Đáp án chuẩn:

Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc, nhấn mạnh tình yêu thương giữa con người với nhau. "Thân" ở đây chỉ sự thân thể, nhấn mạnh việc yêu thương người khác như yêu thương chính mình. Câu tục ngữ còn nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu thương trong xã hội, tạo ra giá trị nhân văn và ảnh hưởng tích cực.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác