Đáp án Ngữ văn 8 Cánh diều bài 9 Nói và nghe
Đáp án bài 9 Nói và nghe. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
NÓI VÀ NGHE
THỰC HÀNH
Câu 1: Giả sử trong buổi sinh hoạt ngoại khóa của lớp vào tuần tới, nhóm em đăng kí trình bày về một vấn đề của văn bản “Đổi tên cho xã” (trích từ vở hài kịch “Bệnh sĩ” của Lữu Quang Vũ), em sẽ trình bày bài giới thiệu của nhóm em như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Mở bài: Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của Lưu Quang Vũ phê phán tác hại của bệnh sĩ diện qua việc đổi tên xã Hùng Tâm.
Thân bài:
- Tình huống và nhân vật: Xã Hùng Tâm tổ chức họp để thông báo các đổi mới, bao gồm cả việc đổi tên xã và chức vụ. Nhân vật: Ông Nha, Văn Sửu, ông Độp, bà Độp, ông Thìn.
- Đặc điểm nhân vật:
+ Ông Nha: Đại diện cho người thích sống giả dối, mơ mộng xây dựng xã phát triển nhưng thực tế kém hiệu quả, sử dụng ngôn từ khoa chương lố bịch, phong chức một cách tràn lan.
+ Ông Độp và ông Thìn: Được giao các chức vụ không phù hợp, thể hiện sự lố bịch và không tương xứng giữa hình thức và thực chất.
- Hành động và lời thoại:
+ Nhân vật thể hiện sự không tương xứng giữa suy nghĩ và hành động, gây ra sự hài hước. Ví dụ: Ông Đốp được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc dù không phù hợp.
- Chi tiết vô lý, gây cười:
+ Ngôn ngữ của ông Nha không phù hợp với cuộc họp trang nghiêm, sử dụng từ ngữ không rõ nghĩa. Việc phát triển kinh tế bị triệt để vứt bỏ, sản xuất pháo mà không ai hiểu rõ.
- Xung đột và kết quả:
+ Mâu thuẫn giữa viễn tưởng và thực tế, ông Nha vẽ ra một xã phát triển nhưng thực tế lại nghèo đói. Kết quả là các chức danh mới rối loạn, không khoa học.
Kết bài: Đoạn trích phê phán hiện tượng sĩ diện trong xã hội, sử dụng thủ pháp trào phúng và phóng đại để chỉ trích sự giả dối và kém hiệu quả trong các cải cách.
Bình luận