Đáp án Ngữ văn 8 Cánh diều bài 9 Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Đáp án bài 9 Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

VĂN BẢN. VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ CẢNH KHUYA

CHUẨN BỊ

Câu 1: 

- Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya"; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lê Trí Viễn.

- Liên hệ với những hiểu biết về bài thơ Cảnh khuya đã đọc ở Bài 7 để hiểu thêm văn bản nghị luận này.

Đáp án chuẩn:

Lê Trí Viễn (10/3/1919 – 3/2/2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, và nhà nghiên cứu văn học Mác-xít. Ông đã đóng góp hơn 40 công trình khoa học cho văn học Việt Nam và là hiệu trưởng sáng lập Trường Nguyễn Khuyến ở TP.HCM. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012. Tác phẩm của ông gồm Việt Nam Văn học sử - Thời đại Lê mạt – Nguyễn sơ, Những bài giảng văn ở đại học, và Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam. 

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Tác giả đã giới thiệu bài thơ bằng cách nào? 

Đáp án chuẩn:

Tác giả đã giới thiệu bài thơ bằng cách giới thiệu chùm thơ có chứa bài Cảnh khuya của Bác.

Câu 2: Yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ đầu được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích?

Đáp án chuẩn:

Yếu tố nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát trong câu thơ đầu được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích.

Câu 3: Chú ý tác dụng của việc so sánh, liên hệ trong phần 2. Tìm đọc những câu thơ liên quan đến các so sánh đó.

Đáp án chuẩn:

Những câu thơ liên quan đến các so sánh:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

(Nguyễn Trãi)

"Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền,

Êm như hơi gió thoảng cung tiên,"

(Thế Lữ)

"Ngập ngừng tiếng suối, thác sâu nước gầm

Suối đông lạnh, đàn lặng câm"

(Bạch Cư Dị)

Câu 4: Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của câu thơ chủ yếu bằng cách nào?

Đáp án chuẩn:

Tác giả cảm nhận vẻ đẹp câu thơ qua việc tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên với ánh trăng, cổ thụ, và khóm hoa, từ đó thấy cảnh vật như một bức tranh thủy mặc. 

Câu 5: Tác giả đã nhấn mạnh điều gì ở phần 5?

Đáp án chuẩn:

Ở phần 5, tác giả đã nhấn mạnh sự nhịp nhàng, hài hòa, một thế cân bằng tuyệt đỉnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” bàn về vấn đề gì? Em dựa vào đâu để nhận ra nhanh nhất điều này?

Đáp án chuẩn:

  • Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” bàn về vẻ đẹp nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya.
  • Em dựa vào nhan đề và phần 1 của của văn bản để nhận ra nhanh nhất điều này.

Câu 2: Bài thơ Cảnh khuya được tác giả Lê Trí Viễn phân tích theo trình tự nào? Nêu tác dụng của việc phân tích theo trình tự đó.

Đáp án chuẩn:

Bài thơ "Cảnh khuya" được Lê Trí Viễn phân tích theo trình tự các câu thơ, giúp bài phân tích có chiều sâu và làm rõ mạch cảm xúc của tác giả. 

Câu 3: Đọc kĩ các phần của văn bản và thực hiện những yêu cầu sau:

a. Xác định nội dung chính của mỗi phần. Tính lô gích giữa các phần được thể hiện như thế nào?

b. Chỉ ra một ví dụ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung chính của một phần với lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong đó.

c. Nêu một điểm chung về thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản.

Đáp án chuẩn:

a. Nội dung chính và tính lôgic:

- Phần 1: Giới thiệu bài thơ "Cảnh khuya."

- Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất.

- Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai.

- Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối.

- Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ.

Tính lôgic: Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự các câu thơ, giúp người đọc dễ theo dõi và hiểu luận đề.

b. Ví dụ:

- Nội dung chính của Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất, tập trung vào vẻ đẹp cảnh vật và thiên nhiên.

- Lí lẽ: Câu thơ có tiếng suối và tiếng hát; tiếng suối văng vẳng như một tiếng hát từ xa.

- Dẫn chứng: So sánh với tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi và Bạch Cư Dị.

c. Điểm chung: Tác giả trân trọng và khâm phục nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ "Cảnh khuya." 

Câu 4: Hãy dẫn ra một đoạn văn cho thấy tác giả đã phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung của bài thơ.

Đáp án chuẩn:

Đoạn văn cho thấy tác giả đã phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung của bài thơ:

"Cho nên hạ một câu: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” đâu phải mọi người đều nói được. Trong khi Bác nói một cách rất tự nhiên. Cái nhẹ nhàng, hồn nhiên và giản dị ấy ai ngờ lại hiện ngay trong cách ghép của tổ hợp từ này. Ta thường nghe nói nỗi nhớ, nỗi nhà, nỗi mình, còn nỗi nước nhà thì chưa thấy đâu nói. Bởi nó tiêu biểu, nó tập hợp ở đỉnh cao nhất mọi tình cảm và mọi nghĩ suy và điều đó chỉ có Bác Hồ nói là thích hợp nhất; nhẹ nhàng, hồn nhiên nhất. Kể cả cái lo không giấu giếm gì ấy cũng chẳng làm vẩn bợn được ánh trăng sáng và tiếng suối trong ở trên. Bởi vì nó không làm xáo trộn được tâm hồn con người vĩ đại mặc dù niềm lo cho nước nhà ở năm 1947 là vô cùng to lớn, nặng nề. [...]"

Tác giả đã tập phân tích nghệ thuật dùng từ "nỗi nước nhà" để làm nổi bất lên nội dung của bài thơ. 

Câu 5: Một trong những cách bình luận thơ là so sánh sự thể hiện của tác giả này với tác giả khác về cùng một vấn đề. Em hãy nêu nhận xét về tác dụng của cách bình luận đó trong phần 2 văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya".

Đáp án chuẩn:

So sánh tiếng suối trong bài thơ của Bác với tiếng suối trong thơ của Bạch Cư Dị, Thế Lữ và Nguyễn Trãi, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng suối trong thơ Bác. Tiếng suối của Bác không chỉ trong trẻo như một tiếng hát vọng về mà còn thể hiện tâm hồn đẹp của người thi sĩ. 

Câu 6: Trước và sau khi học văn bản nghị luận này, cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya có gì khác nhau? Chỉ ra nguyên nhân tạo nên sự khác biệt ấy.

Đáp án chuẩn:

Trước và sau khi học văn bản nghị luận, em nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong cảm nhận bài thơ. Văn bản giúp em hiểu sâu hơn về vẻ đẹp và dụng ý của Bác trong từng câu thơ, cũng như tài nghệ của Bác trong việc dùng từ. Phân tích của Lê Trí Viễn làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và những nét hay ẩn sâu trong bài thơ Cảnh khuya.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác