Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 5: Chiếu dời đô

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Chiếu dời đô. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Chiếu dời đô” do ai ban ra?

  • A. Vua Lý Công Uẩn
  • B. Thượng thư
  • C. Tể tướng 
  • D. Thừa tướng

Câu 2: Theo tác giả, lí do cần dời đô là gì?

  • A. Là việc đem lại lợi ích lâu dài
  • B. Thuận lợi cho sự nghiệp, mưu toan việc lớn
  • C. Là nơi thích hợp để có thể tồn tại đất nước, tính kế muôn đời cho con cháu
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Việc dời đô nếu nhìn theo địa lý ngày nay thì là từ đâu ra đâu?

  • A. Từ Ninh Bình ra Bắc Ninh.
  • B. Từ Ninh Bình ra Hà Nội.
  • C. Từ Thanh Hoá ra Hà Nội.
  • D. Từ Hà Nội ra Hải Dương

Câu 4: Việc dời đô và lựa chọn kinh đô mới cho thấy điều gì ở vua Lý Công Uẩn?

  • A. Ông là một người ham tiền tài, vật chất.
  • B. Tầm nhìn chiến lược, tư tưởng chính trị sáng suốt
  • C. Ông là một người quên đi lịch sử, truyền thống.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Những lợi thế của thành Đại La là gì?

  • A. Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi
  • B. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi
  • C. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà lại thoáng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Vì sao nói văn bản có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình?

  • A. Vì trình tự lí lẽ mà tác giả đưa ra là hợp lí: đi từ việc nêu ra các triều đại xưa dời đô đến việc chỉ ra những bất cập ở Hoa Lư và những lợi thế nếu chuyển đến Đại La.
  • B. Vì văn bản là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại.
  • C. Vì đây là nguyên tắc của chiếu, vua phải thể hiện được uy quyền cũng như tình cảm của mình.
  • D. Cả A và B.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Bài “Chiếu dời đô” viết về sự kiện gì? Tại sao vua Lý Công Uẩn lại phải dùng thể chiếu?

Câu 2 (2 điểm): Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Kinh đô mới được đổi tên thành:

  • A. Đại Việt
  • B. Hoa Lư
  • C. Bàn Canh
  • D. Thăng Long

Câu 2: Ở phần đầu, tác giả đã đưa ra việc dời đô của các triều đại ở:

  • A. Trung Quốc
  • B. Việt Nam
  • C. Hàn Quốc
  • D. Campuchia

Câu 3: Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn?

  • A. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự ý chuyển dời?
  • B. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở
  • C. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi
  • D. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời

Câu 4: Vì sao các triều đại xưa dời đô?

  • A. Vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu
  • B. Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân
  • C. Theo ý riêng của mình
  • D. Cả A và B.

Câu 5: Ý nghĩa lịch sử của văn bản này là gì?

  • A. Có ý nghĩa quan trọng, là nền tảng cho là việc dời đô sau này của các triều đại như Trần, Lê, Nguyễn.
  • B. Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
  • C. Là một áng thiên cổ hùng văn, phản ánh tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo quốc gia.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đọc phần 1. Lý do cần dời đô là gì?

  • A. Việc đóng đô ở Hoa Lư của nhà Đinh, Lê khiến cho triều đại không được bền lâu, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi nên cần phải dời đô tới một nơi thích hợp hơn.
  • B. Việc đóng đô ở Hoa Lư của nhà Đinh, Lê chỉ tiện cho việc phòng thủ, cát cứ, không phù hợp để phát triển kinh tế nên cần tìm đến một nơi làm được tất cả mọi thứ.
  • C. Vua Lý Công Uẩn muốn trở về quê mẹ của mình để phát triển đất nước, thay vì ở nơi khỉ ho cò gáy như các triều Đinh, Lê.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước?

Câu 2 (2 điểm): Hãy chỉ ra trình tự lập luận của tác giả.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 5: Chiếu dời đô, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác