ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Truyện ngắn này viết về đề tài gì?
- A. Gia đình
- B. Người mẹ
- C. Lòng hiếu thuận
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: “Nội vườn cau” là:
- A. Gia đình bên nội của nhân vật “tôi”
- B. Một trong số những người bà của nhân vật “tôi”
- C. Bên trong vườn cau
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 3: Hôm nhân vật “tôi” về thăm quê là dịp gì?
- A. Giỗ một người chú
- B. Đại lễ mừng thọ 80 của nội
- C. Tết Nguyên Đán
- D. Tết Trung thu
Câu 4: Câu văn nào cho thấy nội vườn cau rất quan tâm đến con cháu?
- A. Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm.
- B. Ba gắp thức ăn cho bà, bà gắp thức ăn cho tôi, đôn hậu bảo: “Ăn cho mau lớn, con”.
- C. Ba tôi cùng các chú nói chuyện huyên thuyên, toàn là chuyện ngày xưa.
- D. Cả A và B.
Câu 5: Ngôi kể trong truyện là ngôi thứ mấy và tác dụng là gì?
- A. Ngôi thứ nhất. Tác dụng: Bộc lộ được cảm xúc cá nhân.
- B. Ngôi thứ nhất. Tác dụng: Trung hoà các yếu tố mô tả.
- C. Ngôi thứ ba. Tác dụng: Cho một cái nhìn khái quát về tổng thể câu chuyện.
- D. Ngôi thứ ba. Tác dụng: Tăng cường yếu tố lập luận trong truyện.
Câu 6: Đâu là một chi tiết tiêu biểu về hình ảnh “người mẹ vườn cau”?
- A. Bà có khí chất của một người thủ lĩnh, luôn biết cách tổ chức các cuộc vui chơi.
- B. Bà gắn bó cả đời với vườn cau, có kĩ năng buôn bán rất tốt.
- C. Bà là một bà mẹ anh hùng, anh hùng theo một cách riêng, điều khiến cho nhân vật “tôi” cảm thấy yêu thương bà.
- D. Tất cả các đáp án trên.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” viết về đề tài gì? Giải thích nhan đề “Người mẹ vườn cau”.
Câu 2 (2 điểm): Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể ấy có tác dụng như thế nào?
Bình luận