5 phút soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 25
5 phút soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 25. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
VĂN BẢN. NGƯỜI MẸ VƯỜN CAU
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI
CHUẨN BỊ
CH 1: Đọc trước văn bản Người mẹ vườn cau, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
CH 2: Hãy nhớ lại một tác phẩm viết về người mẹ, người bà có chủ đề gần với văn bản này để giới thiệu với các bạn
CÂU HỎI GIỮA BÀI
CH 1: Chú ý tình huống khơi gợi cho nhân vật “tôi” về hình ảnh “người mẹ vườn cau”.
CH 2: Nhận biết các trợ từ, thán từ trong văn bản.
CH 3: Chú ý những lời thoại tái hiện hoàn cảnh của “người mẹ vườn cau”.
CH 4: Chú ý lời thoại của nhân vật chú Biểu.
CH 5: Phần (3) đã gợi mở những vấn đề gì?
CÂU HỎI CUỐI BÀI
CH 1: Truyện ngắn trên viết về đề tài gì? Giải thích nhan đề Người mẹ vườn cau.
CH 2: Theo em, chủ đề của truyện ngắn Người mẹ vườn cau là gì?
CH 3: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?
CH 4: Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?
CH 5: Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?
CH 6: Có người cho rằng, qua truyện ngắn này, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 6 – 8 dòng).
PHẦN II: ĐÁP ÁN
CHUẨN BỊ
CH 1:
- Nguyễn Ngọc Tư (1976), sinh ra trong một gia đình nông dân tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
- Là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam.
- Các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thường mang đậm dấu ấn vùng miền sông nước Nam Bộ.
- Chị có nhiều sáng tác tiêu biểu và đạt giải thưởng cao về văn học nghệ thuật,
CH 2:
Tác phẩm về mẹ: À ơi tay mẹ, Mẹ và quả,...
Tác phẩm về bà: Bếp lửa…
CÂU HỎI GIỮA BÀI
CH 1: Tình huống: cô giáo giao đề bài làm văn về “người mẹ”.
CH 2: Trợ từ: cả, đến, chỉ.
- Thán từ: tiên tổ mầy, nghen, hở, ừ.
CH 3: Những lời thoại là lời của ba và nhân vật “tôi” khi nói về “bà mẹ anh hùng”.
CH 4: Gần gũi, chứa đầy tình cảm khi nói về má nhưng cũng không quên trách người em không dành thời gian quan tâm má.
CH 5: Đoạn văn này đã cho thấy sự thờ ơ với mẹ, tất cả những công lao của mẹ không thể chỉ viết trong vài dòng là đủ. Từ đó gợi mở ra bài học về sự biết ơn, lòng kính trọng đối với mẹ.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
CH 1:
- Truyện ngắn trên viết về đề tài sự biết ơn và kính trọng trong cuộc sống.
- Nhan đề nói về hình ảnh người mẹ già ở nơi quê nhà có những đứa con hiên ngang, anh dũng đã ra đi bảo vệ Tổ quốc gắn liền với những vườn cau. Qua đó cho chúng ta bài học về lòng biết ơn trong cuộc sống.
CH 2: Chủ đề bài viết là nói về truyền thống uống nước nhớ nguồn, những con người giàu đức hi sinh, anh dũng vì lí tưởng cách mạng lớn lao, đánh đổi lại một nền hòa bình cho Tổ quốc ta.
CH 3: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng thể hiện được những cảm xúc, cách nhìn cùng tiếng nói nội tâm của nhân vật. Qua đó người đọc có thể cảm nhận rõ và hiểu hơn về cảm xúc của nhân vật.
CH 4: Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau được xây dựng gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung đến các độc giả về hình ảnh người. Qua đó, văn bản đã khắc họa được tâm tư, tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho người ba của mình.
CH 5: Những chi tiết tiêu biểu:
- Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo bà nội là một bà mẹ anh hùng.
- Nội bán ve chai
- Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức.
- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.
- Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo.
- Em ấn tượng với chi tiết “Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo” vì chi tiết này làm cho em hình dung được bóng dáng hiền lành, phúc hậu của người bà.
CH 6: Nguyễn Ngọc Tư đã đem tới chúng ta thông điệp vô cùng sâu sắc và ý nghĩa về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Nhờ có công lao to lớn của những thế hệ đi trước, không ngại gian khổ, hiểm nguy đến tính mạng, mà chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay, một cuộc sống không có chiến tranh, bom đạn, đau thương và mất mát. Vì thế, thế hệ trẻ cần có lòng biết ơn đến những anh hùng đã hi sinh cho nền độc lập nước nhà, tích cực rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bền.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 8 tập 1 cánh diều, soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 25, soạn Văn 8 tập 1 CD trang 25
Bình luận