5 phút soạn Văn 8 tập 2 cánh diều trang 86

5 phút soạn Văn 8 tập 2 cánh diều trang 86. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ

- Đọc trước văn bản Chiều sâu của truyện “Lão Hạc”; tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Lão Hạc.

- Liên hệ với những hiểu biết của em về truyện Lão Hạc đã học ở Bài 6 để hiểu thêm văn bản nghị luận này.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH 1: Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích gì?

CH 2: Việc tác giả điểm lại các cuộc trò chuyện trong tác phẩm Lão Hạc nhằm làm sáng tỏ cho vấn đề nào nêu ở phần 1?

CH 3: Điều mà người viết phát hiện ra sau "cách thức trò chuyện" là những gì?

CH 4: Từ những "điểm nhìn tự sự", người viết khẳng định điều gì?

CH 5: Luận điểm được trình bày ở phần 3 là gì? 

CH 6: Có thể xem phần 4 là kết bài không? Vì sao?

CÂU HỎI CUỐI BÀI 

CH 1: Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản.

CH 2: Đọc kĩ phần 2 của văn bản và trả lời các CH sau (có thể dùng lời văn, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy):

a. Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?

b. Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.

c. Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết.

CH 3: Luận điểm được trình bày trong phần 3 góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Nhận xét về cách lập luận được sử dụng trong phần này.

CH 4: Phần 4 khái quát điều gì? Vấn đề nghị luận được khẳng định như thế nào?

CH 5: Văn nghị luận nghiêng về lí lẽ, bằng chứng nhưng cũng giàu tính biểu cảm. Hãy dẫn ra một đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ tình cảm trân trọng, mến phục của người viết đối với tài năng nghệ thuật của Nam Cao.

CH 6: Văn bản này giúp em hiểu sâu sắc hơn điều gì về truyện ngắn Lão Hạc?

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ

- Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943.

- Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH 1: Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích dẫn dắt vấn đề tác giả muốn làm rõ trong bài viết.

CH 2: Làm sáng tỏ cho vấn đề mà tác giả nghiệm ra ở tác phẩm "Một, ông đã đưa hoạt động... hệ lụy của chúng".

CH 3: Các nhân vật cứ dần dần lộ ra mỗi lúc một rõ nét những suy tư nội tâm của mình: một bên là người già cả đầy âu lo, toan tính một cách tội nghiệp theo tinh thần khắc kỉ và lòng bác ái Cơ đốc giáo, một bên là người biết lắng nghe, lòng đầy cảm thương, chia sẻ, muốn an ủi, vỗ về,...

CH 4: Từ những "điểm nhìn tự sự", người viết khẳng định cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.

CH 5: Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp của các nhân vật, tác giả đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn của lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu.

CH 6: Có thể xem phần 4 là kết bài vì nó đã tổng hợp lại nội dung bài viết, đồng thời nêu ra được lời bình của tác giả.

CÂU HỎI CUỐI BÀI 

CH 1: - Luận đề: Giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật trong tác phẩm Lão Hạc.

- Luận điểm:

+ Câu chuyện giữa ông giáo và lão Hạc qua hai lần gặp gỡ đã trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật;

+ Tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc: giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng.

CH 2: a. Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề, giúp làm sáng tỏ luận đề.

b. 

Lí lẽ

Bằng chứng 

Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện.

Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện.

Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này.

Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật

Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.

Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện.

c. Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.

CH 3: Luận điểm được trình bày trong phần 3 đã đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện. Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm lão Hạc. 

CH 4: Phần 4 khái quát lại nội dung toàn bài. Vấn đề nghị luận được khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện.

CH 5:Nói chung, truyện của Nam Cao… ở đây, lại được kí thác hết mình.”

CH 6: Văn bản này giúp em hiểu sâu sắc hơn về nội dung, nghệ thuật và thông điệp mà tác giả Nam Cao muốn truyền tải qua Lão Hạc đồng thời thấy được tinh thần nhân vật, nhân đạo cao cả của tác phẩm Lão Hạc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 2 cánh diều, soạn Văn 8 tập 2 cánh diều trang 86, soạn Văn 8 tập 2 CD trang 86

Bình luận

Giải bài tập những môn khác