5 phút soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 19
5 phút soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 19. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI
CHUẨN BỊ
CH 1: Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.
CÂU HỎI GIỮA BÀI
CH 1: Những chi tiết nào cho thấy trời rất lạnh?
CH 2: Thử hình dung dáng điệu, tâm trạng của Sơn khi chuẩn bị đi chơi.
CH 3: Tại sao lũ trẻ thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
CH 4: Các câu đối thoại ở đây cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?
CH 5: Hoàn cảnh của Hiên thế nào?
CH 6: Tại sao Sơn thấy "ấm áp vui vui"?
CH 7: Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết nào?
CH 8: Vì sao chị em Sơn cho cái áo ấy lại có thể bị mẹ mắng?
CH 9: Câu nói của mẹ Hiên thể hiện điều gì?
CH 10:q Kết thúc truyện có gì bất ngờ?
CÂU HỎI CUỐI BÀI
CH 1: Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có gì giống nhau?
CH 2. Những chi tiết nào trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?
CH 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
CH 4: Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
CH 5: Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
CH 6: Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,...) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) làm rõ nhận xét đó.
PHẦN II: ĐÁP ÁN
CHUẨN BỊ
CH 1:
- Nhà văn Thạch Lam (1910 – 1942):
+ Ông tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố Cẩm Giàng – Hải Dương. Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập nhóm Tự Lực văn đoàn.
+ Ông là người thông minh, trầm tính, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.
+ Về quan điểm sáng tác: theo Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943),…
+ Về phong cách nghệ thuật: Ông thường sáng tác hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật, cốt truyện đơn giản, thuộc hoặc không có cốt truyện. Đồng thời, có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
CH 2: Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói: “Truyện ngắn Hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quá vãng đồng thời cũng gióng lên một cái gì còn là còn ở trong tương lai. Đọc “Hai đứa trẻ’’ thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”.
CH 3: Em đã từng đem tặng cho một cô bạn thân cùng lớp của em một chiếc bút máy rất đẹp bởi vì bạn em không có đủ tiền mua một chiếc bút mới, chiếc bút đó là món quà mà bố tặng em nhân dịp sinh nhật. Khi bố em phát hiện ra, em thành thật kể lại câu chuyện với bố và bố em đã rất vui vì em biết sẻ chia với những người xung quanh. Đó là một kỉ niệm rất đáng nhớ của em mỗi khi nghĩ lại.
CÂU HỎI GIỮA BÀI
CH 1: Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
Đất trời khô, cơn gió vi vu bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.
Trời không u ám, toàn một màu trắng đục.
Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.
Sơn kéo chăn lên đắp cho em, rồi co ro đứng dậy sang phản bên này…
Sơn cầm lấy chén chè nóng ấp và mặt, vào má cho ấm, rồi để miệng chén cho hơi bốc lên.
Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên, vừa xuýt xoa vừa nói: - Rét quá! Múc nước cóng cả tay.
CH 2: Sơn vui vẻ, hớn hở, mặc những chiếc áo ấm, xúng xính ra chợ khoe với đám trẻ khác về những chiếc áo đó.
CH 3: Lũ trẻ muốn ngắm nghía bộ quần áo mới của chị em Sơn nhưng lại vì lo sợ sự nghèo hèn của mình nên không dám lại gần.
- Khi chị em Sơn đã có áo ấm mặc thì lũ trẻ vẫn ăn mặc như thường ngày và phải chịu cái rét cắt da, cắt thịt.
CH 4: Cuộc đối thoại cho thấy sự ngây ngô, tò mò của lũ trẻ.
CH 5: Nhà Hiên rất nghèo, mẹ Hiên chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc, không có tiền mua áo ấm cho con. Phải mặc lại chiếc áo rách vào mùa đông lạnh buốt.
CH 6: Sơn cảm thấy vui vẻ vì đã giúp đỡ được Hiên.
CH 7: Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết:
Dù sắp ăn nhưng Sơn bỏ đũa đứng dậy.
Sơn vội vàng ra đi tìm cái Hiên.
Hai chị em tìm khắp cánh đồng nhưng không gặp Hiên.
Cách ứng xử của mẹ Sơn: câu nói của mẹ Sơn “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?”, với cử chỉ “âu yếm ôm con vào lòng” chứa đựng biết bao tình thơm thảo. a.
CH 8:
- Chị em Sơn cho cái áo ấy lại có thể bị mẹ mắng vì hai người chưa hỏi ý kiến và chưa có được sự cho phép của mẹ đã quyết định đem áo đi cho.
- Chiếc áo đấy lại là của bé Duyên, là kỉ vật đầy thiêng liêng của đứa em đã mất mà nên chiếc áo đó không thể cho đi.
CH 9: Câu nói của mẹ Hiên thể hiện bà là một người rất hiểu chuyện và có lòng tự trọng. Mặc dù nghèo khổ, không có đủ khả năng để may cho con mình một chiếc áo mới nhưng khi sự việc ấy xảy ra, thấy con mặc chiếc áo mà Sơn đưa cho đã lập tức đem trả áo ngay.
CH 10: Kết truyện bất ngờ ở chỗ, mẹ Sơn không những không trách phạt chị em Sơn vì hành động của mình, chỉ mắng yêu hai đứa con, bà còn cho mẹ Hiên mượn tiền may áo cho con.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
CH 1: Tóm tắt truyện: Hai chị em Lan và Sơn ra chợ chơi với lũ bạn. Thấy cái Hiên chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, đứng co ro bên cột quản. Rồi chị em Sơn thấy thương quá liền hăm hở chạy về nhà lấy cái áo bông em Duyên đem cho cái Hiên…Vú già biết chuyện. Hai chị em Sơn và Lan lo mẹ đánh đòn, mãi đến chập tối mới dắt tay nhau khép nép về nhà. Mẹ cái Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn cho mẹ cái Hiên vay năm hào về may áo cho con. Bà nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: ‘Hai con tôi quỷ quá, dám tự do lẩy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?’.
Điểm giống về cốt truyện của hai văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh): truyện như không có cốt truyện, đều viết về những điều nhỏ bé bình dị trong cuộc sống, dễ chạm đến trái tim người đọc.
CH 2.
- Những chi tiết trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông:
+ Môi chúng tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
+ Cuộc trò chuyện giữa Lan và Hiên: trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay,..sao áo mày rách thế Hiên? Áo lành đâu không mặc?
- Bối cảnh truyện được miêu tả đã cho ta thấy được góc khuất của cuộc sống, sự nghèo khổ, bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo.
CH 3:
- Tâm trạng của Sơn trước khi cho chiếc áo:
+ Động lòng thương Hiên, nhớ đến em gái.
+ Thấy vui vui ấm áp khi giúp được Hiên.
- Tâm trạng của Sơn sau khi cho chiếc áo:
+ Lo lắng sẽ bị mẹ trách phạt.
+ Tìm Hiên để đòi lại áo.
- Chi tiết làm em xúc động nhất: Sơn thấy động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và muốn đem chiếc áo bông cũ cho Hiên. Bởi vì chi tiết này thể hiện Sơn là một cậu bé tốt bụng.
CH 4: Cách ứng xử của mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đó là đức tính “đói cho sạch, rách cho thơm”.
Mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiến chiếc áo bông ấy là vì Sơn đã không xin phép bà.
CH 5:
- Em không đồng ý vì chiếc áo bông đó khơi gợi trong lòng bạn đọc nhiều bài học ý nghĩa về tình thần "lá lành đùm lá rách" của nhân dân ta.
- “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương, thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực.
CH 6:
Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc với tác phẩm Gió lạnh đầu mùa, tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông theo đuổi. Truyện là dòng chảy tâm trạng với những biến thái tinh vị, chất trữ tình, hiện thực đan cài và đằng sau tác phẩm thấp thoáng một cái tôi giàu lòng nhân hậu. Với Gió lạnh đầu mùa, vẻ đẹp của tình yêu thương con người, viết về mùa đông với cái rét khắc nghiệt nhưng câu chuyện lại mang đến cho chúng ta cảm thấy ấm áp đến lạ kì. Sự ấm áp đến từ tình người không phân biệt đẳng cấp, sang hèn. Đó là tình cảm dành cho nhau trong một gia đình với người mẹ, người vú già, những đứa con và người em đã mất. Tình người ánh lên trong vắt như tâm hồn ngây thơ của những đứa trẻ qua tâm nhau khi gió lạnh về. Cũng bởi vì thương xót mà Sơn lấy chiếc áo quý đem cho mà không xin phép mẹ. Mùa đông lạnh nhưng giữa tiết trời giá buốt ấy, tình người càng ấm thêm hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 8 tập 1 cánh diều, soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 19, soạn Văn 8 tập 1 CD trang 19
Bình luận