5 phút soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 109

5 phút soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 109. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH 1: Chú ý việc nêu các tấm gương trong sử sách và đương thời như các bằng chứng khách quan.

CH 2: Nội dung chính của phần 2 là gì?

CH 3: Chú ý nội dung được nêu trong đoạn mở đầu phần (3)

CH 4: Những thái độ, hành động nào bị tác giả phê phán?

CH 5: Việc nêu lên hậu quả nhằm mục đích gì?

CH 6: Những vấn đề nào được nêu lên ở đoạn cuối phần 3?

CH 7: Câu hỏi "Vì sao vậy?" nhằm giải thích cho điều gì?

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH 1: Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.

CH 2: Trình bày bố cục của bài hịch, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.

CH 3: Hãy chỉ ra cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch (Gợi ý: Vì sao tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ? Vì sao tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ? Lời khuyên nhủ của tác giả dựa trên cơ sở nào?...).

CH 4: Văn nghị luận không chỉ thuyết phục bằng lí lẽ mà còn bằng cả tình cảm, cảm xúc. Hãy dẫn ra một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn.

CH 5: Nêu khái quát các giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài hịch. 

CH 6: Ngày nay, loại văn bản nào có mục đích và nội dung tương tự hịch? Theo em, khi nào thì người ta viết loại văn bản như thế?

CH 7: Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?

PHẦN II: ĐÁP ÁN

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH 1: Nêu các tấm gương trong sử sách và đương thời làm bằng chứng: Cao Đế - Kỉ Tín (vua – tôi), Chiêu Vương – Do Vu (vua – tôi), Trí Bá – Dự Nhượng (chủ - gia thần), Tề Trang Công – Thân Khoái (vua – tôi), Đường Thái Tông – Kính Đức (vua – tôi), Cảo Khanh – An Lộc Sơn (bề tôi – kẻ thù của vua), Vương Công Kiên – Nguyễn Văn Lập (chủ tướng – tì tướng), Cốt Đãi Ngột Lang – Xích Tu Tư (chủ tướng – tì tướng),…

CH 2: Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

CH 3: Mối ân tình giữa chủ tướng và tướng sĩ.

CH 4:

- Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.

- Ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, rượu ngon...

CH 5: Nhằm khích lệ tinh thần các tướng sĩ quyết tâm tiêu diệt giặc, nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng. 

CH 6:

Ở đoạn cuối phần 3, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Đồng thời khích lệ binh sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

CH7: Nhằm mở đầu cho việc Trần Quốc Tuấn giải thích lí do việc phải làm ở đoạn văn đầu tiên của phần 4, cụ thể hơn là cho câu: "Nếu các ngươi.... nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù."

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH 1: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích: 

+ Khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ.

+ Khơi dậy lòng căm thù giặc.

+ Động viên tướng sĩ tích cực học tập Binh thư yếu lược do ông soạn thảo.

  • Đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ là các tướng sĩ.

 CH2:

- Bố cục: 4 phần:

Phần 1: Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

Phần 2: Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

Phần 3: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

Phần 4: Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

- Giữa các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích chung là khích lệ tướng sĩ hăng say tập luyện, chống giặc ngoại xâm.

CH3:

+ Đầu tiên, nêu tấm gương trung thần nghĩa sĩ từ bao đời vì nước, vì chủ mà sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. → Giúp các tướng sĩ nhìn lại chính bản thân họ mà cảm thấy trách nhiệm của mình với chủ tướng và đất nước.

+ Tiếp theo, nói lên sự ngang ngược, hống hách, vô lễ của sứ giặc đối với triều đình và các bậc tể phụ để các tướng sĩ thấy được sự nhục nhã trước thái độ của kẻ thù và lòng căm thù những hành động của chúng. 

+ Từ đó, khơi gợi lại mối ân tình giữa chủ tướng và tướng sĩ, những quyền lợi, ân huệ mà họ đã được hưởng, khích lệ ý thức trách nhiệm của họ với triều đình, đất nước, khuyên nhủ làm theo điều đúng, gạt bỏ điều sai.

+ Cuối cùng, khích lệ tướng sĩ chịu khó luyện tập binh pháp để lo trừ giặc, bảo vệ xã tắc, rửa mối hận cho non sông.

- Cách triển khai lập luận của tác giả: Khích lệ nhiều mặt để tập trung hướng đến đích kêu gọi các tướng sĩ hăng hái rèn luyện để sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, non sông.

- Lời khuyên nhủ của tác giả dựa trên tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ nền tự do dân tộc, dựa trên sự hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ của mỗi tướng sĩ.

CH4:

- Tác giả đã thể hiện lòng yêu nước một cách hết sức cụ thể bằng nỗi lo lắng suy tư nung nấu ngày đêm với thái độ mạnh mẽ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,… uống máu quân thù”.

- Sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh vì Tổ quốc: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

CH5:

- Giá trị nội dung: thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, bộc lộ lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược.

- Giá trị nghệ thuật: kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

CH6:

  • Loại văn bản nào có mục đích và nội dung tương tự hịch: "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Theo em, người ta thường viết hịch khi đất nước có giặc ngoại xâm.

 CH7:

- Để viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác trước hết tư tưởng của tác giả phải sáng rõ, chân chính. Nếu vấn đề có liên quan đến cộng đồng, đất nước thì người viết phải đứng trên lợi ích chung để bàn luận. Mặt khác lợi ích chung đó phải gắn bó với lợi ích của từng con người cụ thể, qua đó mới khích lệ, kêu gọi mọi người cùng nghe và làm theo.

- Người viết cần tâm huyết với vấn đề minh nêu ra, có tình cảm mãnh liệt.

- Luận đề rõ ràng, luận điểm có tính hệ thống, lí lẽ xác đáng dựa trên dẫn chứng có tính khách quan, được kiểm nghiệm bằng thực tế.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 1 cánh diều, soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 109, soạn Văn 8 tập 1 CD trang 109

Bình luận

Giải bài tập những môn khác