5 phút soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 64

5 phút soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 64. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI

CHUẨN BỊ

Đọc trước văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI; tìm hiểu thêm thông tin về hiện tượng Trái Đất nóng lên, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Thu thập những hình ảnh hoặc video clip cho bài thuyết trình về tác hại do nước biển dâng.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH 1: Nội dung sa pô giúp em hiểu được gì?

CH 2: Chú ý các đề mục in đậm.

CH 3: Các số liệu có vai trò gì?

CH 4: Thủy triều ảnh hưởng đến mực nước biển thế nào?

CH 5: Sự khác nhau của hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu và do các nguyên nhân khác là gì?

CH 6: Tìm hiểu và ghi ra các thông tin đọc được từ hình 1.

CH 7: Điểm khác biệt của nước biển dâng trong những năm gần đây là gì?

CH 8: Nội dung chính của đoạn lời kết là gì?

CH 9: Câu cuối đoạn Lời kết liên quan gì đến nhan đề văn bản?

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH 1: Nhan đề Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI đã nêu được nội dung chính nào của văn bản?

CH 2: Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện như thế nào ở văn bản này?

CH 3: Chỉ ra cách trình bày (kênh chữ, kênh hình) và cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI. Phân tích hiệu quả của cách trình bày và triển khai ấy.

CH 4: Dựa vào nội dung văn bản để lí giải: Tại sao hiện tượng “nước biển dâng” lại được coi là “bài toán khó”?

CH 5: Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan gì đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung? Dẫn ra một số ví dụ trong văn bản cho thấy tác động của hiện tượng này.

CH 6: Em hãy nêu một số đề xuất nhằm góp phần khắc phục hiện tượng “nước biển dâng”.

PHẦN II: ĐÁP ÁN

CHUẨN BỊ

- Thời tiết thay đổi, ngày càng trở nên khắc nghiệt là minh chứng rõ rất của hiện tượng trái đất nóng lên. Toàn thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, khô hạn, nắng nóng và bão tuyết. Những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp hơn vào mùa đông và động đất, nắng nóng, khô hạn thường xuyên xảy ra và kéo dài.

- Một số hình ảnh hoặc video clip cho bài thuyết trình về tác hại do nước biển dâng:

Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ 21 | Ngắn nhất Soạn văn 8 Cánh diều

 

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH 1: Hình dung, nắm bắt được vấn đề trọng tâm của văn bản nói tới.

CH 2: Giúp người đọc nắm bắt được thông tin chính của văn bản.

CH 3: Làm dẫn chứng chứng minh, làm rõ và thuyết phục người đọc tin vào nội dung đang được nói đến. Các số liệu được đưa vào trong văn bản giúp cho văn bản tăng tính xác thực, giúp người đọc hình dung rõ nét hơn

CH 4: Làm khối lượng chất lỏng trên bề mặt biển và đại dương biến đổi.

CH 5: Nước biển dâng do biến đổi khí hậu diễn ra âm thầm, rất khó để nhận biết một cách trực tiếp bằng mắt thường mà không có đo đạc và quan trắc, trOng khi nước biển dâng bằng mắt thường.

CH 6: Từ năm 1880 đến năm 2000 cứ mỗi năm qua đi thì mực nước biển ngày một dâng cao hơn.

CH 7: Mực nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đồng đều. Ngày xưa mực nước biển có giai đoạn thấp hơn hiện nay, cũng có thời kì dâng cao hơn cả chục mét. Có một số giai đoạn thì chững lại nhưng sau đó lại tăng nhanh hơn. 

CH 8: Nội dung chính của đoạn lời kết là tóm gọn, tổng kết lại thông tin đã đưa ra và phân tích ở phần nội dung trên, đồng thời chỉ ra những mối đe dọa trong tương lai của hiện tượng nước biển dâng khi con người.

CH 9: Câu cuối của đoạn lời kết đã nêu ra vấn đề chính mà nhan đề đã đặt ra trước, đó là: nước biển dâng cao là bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI. 

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH 1: Việc đưa ra các giải pháp hiệu quả, hợp lí cho hiện tượng nước biển dâng là vô cùng khó khăn và còn là thách thức đối với con người.

CH 2: Văn bản giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng nước biển dâng.

  • Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: biểu đồ, số liệu.

  • Văn bản chia bố cục rõ ràng theo các ý chính: Thay đổi mực nước biển và nguyên nhân → Mực nước biển sẽ dâng như thế nào? → Lời kết.

 CH 3: Cách trình bày (kênh chữ, kênh hình) và cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản: văn bản triển khai theo trình từ mức độ quan trọng của hiện tượng, giúp truyền tải thông tin đến người đọc một cách rõ ràng, cụ thể và chính xác.

=> Giúp người đọc nắm bắt được những dữ liệu quan trọng về hiện tượng này theo trình tự hợp lí, đầy logic.

CH 4: Vì con người vẫn chưa tìm ra được giải pháp và hướng giải quyết phù hợp cho hiện tượng này. Trong khi đó, xã hội ngày càng phát triển, nếu như không tìm ra hướng đi thích hợp thì sẽ gây thiệt hại lớn cho kinh tế toàn cầu và để lại nhiều hệ lụy sau này. 

CH 5: 

Vấn đề đặt ra trong văn bản không chỉ ảnh hướng tới riêng Việt Nam mà còn rất nhiều khu vực ven biển khác trên thế giới đang phải đối mặt.

- Một số ví dụ trong văn bản cho thấy tác động của hiện tượng này:

+ Khi kết hợp với triều cường, chúng sẽ có tác động rất lớn đến tương lai của những nơi có cư dân đông đục như các thành phố Niu Oóc (New York), Van-cu-vơ (Vancouver), Am-xtéc-đam (Amsterdam), Xit-ni (Sydney), Men-bơn (Melbourne), Tô-ki-ô (Tokyo), Băng-cốc (Bangkok), Xin-gapo, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Dự kiến vào cuối thế kỉ tới, mực nước biển sẽ tăng lên trong khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét, gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu hàng ngàn tỉ đô la Mỹ và nhiều hệ lụy về phát triển.

CH 6: Các giải pháp bảo vệ chú trọng đến các can thiệp vật lý, giải pháp kĩ thuật công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng tường biển, tôn cao các tuyến đê, kè sông, kè biển, xây dựng đập ngăn nước mặn hoặc kênh mương để kiểm soát lũ lụt...


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 1 cánh diều, soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 64, soạn Văn 8 tập 1 CD trang 64

Bình luận

Giải bài tập những môn khác