5 phút soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 96

5 phút soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 96. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI

CHUẨN BỊ

Đọc trước văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Mô-li-e.

- Đọc nội dung giới thiệu về vở kịch Trưởng giả học làm sang dưới đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Ông Giuốc-đanh nhờ bố mẹ có cửa hiệu buôn bán mà trở nên giàu có. Khao khát muốn trở thành nhà quý tộc, ông kiếm hai gia nhân nhưng chẳng biết sai bảo chúng làm gì. Ông mời thầy dạy nhạc, thầy dạy múa về dạy cho mình. Để ra dáng nhà quý phái, ông phải mặc bộ áo dài để nghe nhạc. Hằng tuần, Giuốc-đanh đều tổ chức một buổi hòa nhạc tại nhà vì ông được biết những người sang trọng đều làm như vậy. Ông tha thiết mong thầy triết học dạy cho môn chính tả vì ông muốn viết bức thư cho một quý bà…Mộng trở thành quý tộc làm cho Giuốc-đanh trở nên mê muội. Bà Giuốc-đanh ngạc nhiên trước những trò hề của chồng, tìm mọi cách can ngăn nhưng đều vô ích…

Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể chuyện bác phó may mang tới cho Giuốc-đanh bộ lễ phục may hoa ngược khiến ông tức giận. Nhưng khi nghe bác ta nói những người quý tộc đều mặc như vậy, ông tỏ vẻ rất hài lòng.

Trưởng học giả làm sang là một trong những vở hài kịch thành công nhất của Mô-li-e. Ông đã dựng nên bức tranh xã hội Pháp thế kỉ XVII vô cùng sinh động và chân thật, trong đó có những gã trọc phú học đòi làm sang một cách ngu ngốc, ngô nghê, kệch cỡm,…

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH 1: Ông Giuốc-đanh bực bội vì điều gì?

CH 2: Phó may đã lừa ông Giuốc-đanh ra sao?

CH 3: Ông Giuốc-đanh phát hiện điều gì?

CH 4: Các chỉ dẫn (in nghiêng) có tác dụng gì?

CH 5: Chi tiết nào chứng tỏ ông Giuốc-đanh thích được nịnh nọt?

CH 6: Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ nào?

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH 1: Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về chuyện gì? Nhận biết và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này.

CH 2: Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?

CH 3: Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

CH 4: Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?

CH 5: Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ như thế nào?

CH 6: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.

PHẦN II: ĐÁP ÁN

CHUẨN BỊ

- Mô-li-e (1622 – 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin

- Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu

+ Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”

+ Đến năm 1672 – 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”

- Ông có nhiều vở kịch nổi tiếng: Ác-tuýp (1664), Đông Gioăng (1665), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670),...

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH 1: Ông Giuốc-đanh bực bội vì bộ trang phục khiến ông cảm thấy khó chịu: đôi tất bị chật, đôi giày đi vào thì đau chân ghê gớm. 

CH 2: Phó may đã nói rằng những người quý phái đều mặc áo ngược hoa.

CH 3: Ông Giuốc-đanh phát hiện vải may áo của bác phó may là thứ hàng ông ta đưa cho phó may may bộ lễ phục.

CH 4: Tác dụng chỉ dẫn hoạt động cho các nhân vật thực hiện.

CH 5: Chi tiết: ba lần được gọi là "ông lớn", "cụ lớn", "đức ông" là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.

CH 6: ông lớn, cụ lớn, đức ông.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH 1: Kể về việc ông Giuốc-đanh mặc thử bộ lễ phục đặt của bác phó may.

Những chỉ dẫn sân khấu được in nghiêng, cho vào ngoặc đơn trong văn bản có tác dụng hướng dẫn động tác cho các diễn viên kịch, thêm vào đó khi mọi người đọc văn bản có thể hiểu rõ bối cảnh và nội dung hơn.

CH 2: Chi tiết gây cười trong văn bản:

+ Chi tiết hoa may ngược: phó may nói những người quý phái họ đều mặc vậy.

+ Thợ may xấu nhất lại đi thách thợ may giỏi nhất may được.

+ Bộ lễ phục xuề xòa, trông lố bịch lại được khen tấm tắc đẹp, quý phái.

+ Thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh: ông lớn, cụ lớn và đức ông. Sau mỗi lần gọi, ông Giuốc-đanh đều thưởng tiền cho họ.

- Biện pháp phóng đại được thể hiện rõ nhất ở chi tiết khi bốn thợ phụ mặc đồ cho ông Giuốc-đanh và gọi ông bằng loạt cái danh ông lớn, cụ lớn, đức ông để nịnh bợ mà lần nào ông Giuốc-đanh cũng vui vẻ và thưởng tiền cả ba lần.

CH 3: Ông Giuốc-đanh giàu có nhưng thiếu hiểu biết, hợm hĩnh, học đòi, bắt chước người sang,… kết cục chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

CH 4: Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán nhóm người mắc "bệnh sĩ" trong xã hội, thiếu hiểu biết, ngu dốt nhưng thích khoe khoang, thích nghe nịnh bợ, học đòi làm sang. Đồng thời qua đó cũng lên án, phê phán cả những kẻ chỉ biết xu nịnh, không có tài cán gì nhưng biết cách nịnh hot, thảo mai, lừa lọc.

CH 5: Em sẽ khuyên họ hãy chịu khó học hỏi thêm kiến thức, trau dồi kỹ năng sống, đừng thấy người ta khoe khoang mà mình cũng bắt trước để rồi biến bản thân thành trò cười cho thiên hạ. 

- Hãy học hành tử tế, nghiêm túc, đến lúc đó giá trị bản thân cũng tăng theo, sẽ biết nhìn nhận mọi thứ và không dễ để bị lừa bởi những kẻ tham lam và hay nịnh bợ để chuộc lợi ích về mình.

CH 6:

Trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, nhân vật phó may và các thợ phụ được miêu tả là những người có tính cách không tốt. Họ đều có xu hướng nịnh bợ và giả dối để đạt được lợi ích của mình. Bác phó may là người tự kiêu, lừa lọc và luôn sẵn sàng lợi dụng sự ngây thơ của ông Giuốc-đanh để kiếm tiền. Những thợ phụ đi theo phó may cũng không khác, họ cũng có tính cách tham lam và không từ mọi cách để đạt được lợi ích của mình. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 1 cánh diều, soạn Văn 8 tập 1 cánh diều trang 96, soạn Văn 8 tập 1 CD trang 96

Bình luận

Giải bài tập những môn khác