Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tham khảo 1:
Phó may và thợ phụ là những người có tính nịnh nọt, tham lam và dối trá. Bác phó may tuy may xấu, cắt xén đồ làm tất và giày khiến ông Giuốc-đanh đi chật nhưng khi được bảo lại bảo ông Giuốc-đanh tưởng tượng. Trang phục bác phó may may cho ông Giuốc-đanh thì lố bịch, hoa còn ngược nhưng lại nói dối không chớp mắt là quý tộc thường mặc thế vì biết ông Giuốc-đanh thiếu hiểu biết và muốn thành quý tộc. Bốn thợ phụ đi theo phó may cũng có tính cách như vậy, nổi bật hơn cả là giả dối và nịnh nọt ông Giuốc-đanh bằng từ hoa mỹ vì biết ông ưa nịnh để từ đó trục lợi. Phó may và các thợ phụ thật tham lam và có thể nối dối, nịnh nọt mọi điều để đạt được lợi ích.
Bài tham khảo 2:
Thói láu cá ranh ma - thực chất là từ lòng tham của tay thợ phụ có cái mũi rất tinh. Nó đánh hơi được con mồi béo bở: kẻ thích tâng bốc có cả một túi tiền. Túi tiền ấy giúp cho chú thợ phụ tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế, cứ từ từ, không đi đâu mà vội. Hãy cứ để cho người có túi tiền kia có thời gian tận hưởng niềm vui. Vì cứ có niềm vui của lão là tiền sẽ được xì ra. Lão không tiếc tiền vì lão cần danh vọng hơn, dù sự tôn vinh ấy có là giả tạo đi chăng nữa. Cứ thế, danh vọng hão nhưng tiền lại là có thật. Những chú thợ phụ chỉ cần có thế, cứ tha hồ đem đến cho lão những niềm vui. Song, nhân vật chính ở cảnh này không phải là các chú thợ phụ, dù họ có đến bốn năm người và dù họ có mưu ma chước quỷ đến đâu. Nhân vật ông Giuốc-đanh mới là đối tượng mồi chài của họ, là nạn nhân mà cứ tưởng mình là ông lớn, mới là nhân vật trung tâm. Nhân vật ấy hiện trên sân khấu như cứ bằng xương thịt hẳn hoi vì ông ta là một người có tính cách: lòng hám danh kể cả cái danh nếu chỉ cần tỉnh táo một chút thôi sẽ biết là giả dối.
Bài tham khảo 3:
Trong đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục không chỉ ông Giuốc-đanh là người có tính xấu ưa sự nịnh bợ và giả dối mà cả bác phó may và bốn thợ phụ đi theo cũng đều là những con người không tốt. Bác phó may là người lừa lọc, tự kiêu, sĩ diện. Khi ông Giuốc-đanh phản ảnh tất và giày bị chật, bác phó may đã nhất quyết nói rằng đó là do ông Giuốc-đanh tưởng tưởng mà sự thật là do mình đã cắt xén nguyên liệu làm đồ. Khi may ngược hoa áo cho ông Giuốc-đanh không chỉ vậy bộ đồ phó may may ra còn rất lố bịch nhưng lại nói rằng quý tộc mặc như vậy vì nắm thóp được ông Giuốc-đanh muốn làm quý tộc. Còn bốn thợ phụ đi theo phó may cũng không khá hơn, khi vào thử đồ cho ông Giuốc-đanh đã thể hiện rõ bản chất hám tiền, họ đã xin ông Giuốc-đanh tiền thưởng và nịnh nọt ông ta bằng loạt danh xưng cao quý như ông lớn, cụ lớn rồi đến cả đức ông. Bác phó may và bốn thợ phụ quả là những người tham lam, lừa lọc và không từ mọi cách để đạt được điều mình muốn.
Bài tham khảo 4:
Trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, nhân vật phó may và các thợ phụ được miêu tả là những người có tính cách không tốt. Họ đều có xu hướng nịnh bợ và giả dối để đạt được lợi ích của mình. Bác phó may là người tự kiêu, lừa lọc và luôn sẵn sàng lợi dụng sự ngây thơ của ông Giuốc-đanh để kiếm tiền. Những thợ phụ đi theo phó may cũng không khác, họ cũng có tính cách tham lam và không từ mọi cách để đạt được lợi ích của mình. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là việc miêu tả những nhân vật này không chỉ dừng lại ở mức độ tốt/xấu, mà còn cung cấp cho độc giả các thông tin cụ thể về nhân vật, từ đó giúp cho độc giả có thể hình dung và hiểu rõ hơn về tính cách của nhân vật trong văn bản.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận