Cuối tác phẩm “Cố hương”, nhân vật “tôi” cho rằng:”... Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) trình bày ý kiến của em về quan điểm trên.
Văn mẫu 8 cánh diều đề bài: Cuối tác phẩm “Cố hương”, nhân vật “tôi” cho rằng:”... Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) trình bày ý kiến của em về quan điểm trên.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tham khảo 1:
Đã bao giờ bạn tự thả hồn mình vào một khoảng lặng bình yên - nơi không có những bụi bặm, những xô bồ của cuộc sống hối hả ngoài kia, để đặt cho mình một câu hỏi về lâu đài bí ẩn mà bấy lâu nay bạn ngỡ rằng mình đã hoàn toàn ngự trị nó - cuộc sống? Câu hỏi tưởng chừng quá giản đơn của những thiên thần bé bỏng lần đầu tiên nhìn thấy cuộc đời “Tại sao con đường tồn tại?” dường như lại mang một ẩn số mông lung về tòa lâu đài cuộc sống. Trả lời câu hỏi này, nhà văn Lỗ Tấn đã đem đến một đáp án gợi mở và cũng rất sâu xa khi khẳng định: “Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi...”. “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường” và “Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Con đường thứ nhất xuất hiện trên thế giới này là gì nếu không phải là những bước chân đầu tiên của tổ tiên loài người khi xuất hiện trên Trái Đất? Con đường sự nghiệp, con đường ước mơ - những con đường biểu tượng ấy là gì nếu không phải được vẽ nên từ những suy nghĩ, hành động, những ước mơ và hoài bão của con người? Hãy thử để ý mà xem, có thể tại giây phút này, hàng chục con người đang cùng đi trên một con đường của Hà Nội, nhưng chỉ một vài phút sau, có thể mỗi người đã rẽ sang một hướng đi khác, vì điểm đến của họ là không giống nhau. Cứ như thế, họ đan nhập rồi tách rời, chung mà riêng, và rõ ràng, không ai đi lại trên bước chân của ai cả bởi một lẽ đơn giản: mỗi người đều đi trên con đường của họ, con đường do chính họ tạo ra. Không chỉ dừng lại ở vấn đề nhận thức, nhận định của nhà văn Lỗ Tấn còn có một tầng ý nghĩa nữa liên quan đến thói quen của con người trong cuộc sống hằng ngày: “người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Đôi khi trong dòng chảy cuộc đời, con người ta thường quên đi những việc làm rất đỗi bình thường mà chỉ quan tâm đến những điều lớn lao mà không biết rằng chính những hành động tưởng chừng rất nhỏ nhưng lặp đi lặp lại đó sẽ tạo thành một cái bóng đi theo bạn suốt con đường đời, làm nên chính cuộc đời bạn. Theo năm tháng, những thói quen ấy rồi sẽ trở thành chất men say đối với bạn — thứ men do chính bạn tạo nên.
Bài tham khảo 2:
Câu nói của nhân vật "tôi" được hiểu như sau: Kì thực trên mặt đất làm gì có đường”: Con đường không tự nhiên mà có mà do nhiều người đi mãi, đi nhiều mà thành. “Người ta đi mãi thành đường”: Là lối đi cũ, cách làm cũ, dễ dàng, đã quen thuộc, đã nhiều người thực hiện. Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, trở ngại, nếu dũng cảm bước đi, chúng ta có thể có được những con đường mới, cơ hội mới. Trong cuộc sống cần rèn luyện để có được sự linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm, lựa chọn được hướng đi phù hợp với từng tình huống cụ thể của cuộc sống. Nhận ra được nhiều ý nghĩa đời sống trong lời nhận định giàu hình tượng của nhà văn lỗi lạc Trung Hoa, hiểu được tư duy sâu sắc, đa diện, đa chiều trong câu nói của nhà văn. Từ đó, chúng ta ý thức được rằng Sống là phải có hy vọng, có niềm tin để nuôi dưỡng hy vọng. Hy vọng sẽ trở thành sự thật nếu hy vọng ấy phù hợp với hoàn cảnh, thể hiện khao khát được chiếm lĩnh những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống. Khi có điều kiện, niềm khát khao, tin tưởng, con người sẽ tích cực hành động vì hy vọng, biến hy vọng thành hiện thực. Sống không có hy vọng là một cuộc sống thực dụng, tầm thường, con người bởi vậy sẽ trở nên thấp kém. Mặt khác, chúng ta cũng nhận ra: Hy vọng không phù hợp với điều kiện thì hy vọng sẽ mãi là ảo tưởng; nếu hy vọng mà không cố gắng thực hiện, hy vọng sẽ trở thành vô nghĩa. Trong cuộc sống cần có hy vọng, phải biến hy vọng trở thành khát vọng, tầm nhìn cao cả, nhân ái; thành niềm tin mãnh liệt trong những bước đi của cuộc đời như ý của câu kết trong tác phẩm “Bá tước Monte Krixto”: “Sự khôn ngoan của con người gói gọn trong bốn chữ: HY VỌNG – ĐỢI CHỜ”
Bài tham khảo 3:
Cuối tác phẩm, nhân vật “tôi” cho rằng: “... Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Con đường thứ nhất xuất hiện trên thế giới này là gì nếu không phải là những bước chân đầu tiên của tổ tiên loài người khi xuất hiện trên Trái Đất? Con đường sự nghiệp, con đường ước mơ - những con đường biểu tượng ấy là gì nếu không phải được vẽ nên từ những suy nghĩ, hành động, những ước mơ và hoài bão của con người? Hãy thử để ý mà xem, có thể tại giây phút này, hàng chục con người đang cùng đi trên một con đường của Hà Nội, nhưng chỉ một vài phút sau, có thể mỗi người đã rẽ sang một hướng đi khác, vì điểm đến của họ là không giống nhau. Cứ như thế, họ đan nhập rồi tách rời, chung mà riêng, và rõ ràng, không ai đi lại trên bước chân của ai cả bởi một lẽ đơn giản: mỗi người đều đi trên con đường của họ, con đường do chính họ tạo ra. Cuộc sống này không có ngõ cụt, chỉ có những con đường. Con đường này khép lại sẽ có con đường khác mở ra, giống như mọi dòng chảy đều có mạch ngầm và đại dương phải bắt đầu từ những dòng suối nhỏ. Vấn đề là ở chỗ chúng ta sẽ chọn con đường nào và chính con đường đó sẽ dẫn ta đến đâu.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận