Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.

Văn mẫu 8 cánh diều đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.

Bài tham khảo 1:

Ngày nay hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội ngày càng phổ biến. Đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Những từ ngữ được sử dụng phổ biến trên mạng xã hội hiện nay của các bạn trẻ khiến nhiều người hoang mang vì không hiểu rõ. Những từ như "khum, chằm Zn, lemòn, géc gô"… là những từ lóng được các bạn trẻ GenZ sử dụng, đó là các bạn sinh năm từ năm 1997 đến 2010. Nhưng không chỉ dừng lại trong cộng đồng người trẻ, những từ ngữ này đang ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay. Nhiều bạn trẻ chia sẻ việc sử dụng từ lóng mang đến sự gần gũi, vui vẻ. Việc sử dụng tiếng lóng khi nói chuyện với bạn bè cùng thế hệ, có mức độ quen biết thân thiết nhất định, khiến cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, hài hước và gần gũi hơn.

Bài tham khảo 2:

Chúng ta đang dần hòa nhịp cùng với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh sự hòa nhập về kinh tế thì sự giao thoa về văn hóa và ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi đòi hỏi chúng ta phải thay đổi để dễ dàng tiếp cận hơn với nhu cầu giao tiếp hiện nay. Hơn thế nữa, hòa trong xu hướng hội nhập đó, việc phát triển của các trang mạng xã hội cũng như việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên internet đã trở thành phổ biến, biệt ngữ xã hội, trò chuyện qua mạng ra đời đáp ứng nhu cầu “sống nhanh” đặc biệt là nhu cầu viết cũng nhanh trong giới trẻ hiện nay. Điều đó đã dẫn đến sự xuất hiện những ngôn ngữ khác lạ của giới trẻ hiện nay và nó đang ngày càng rộng khắp. Biệt ngữ xã hội được hiểu là ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của các bạn trẻ qua việc viết tắt, đơn giản hóa từ ngữ, biến âm một cách cảm tính, tùy tiện và thậm chí là viết sai chính tả vì vui thú. Một trong những biểu hiện của sự thay đổi ấy là ngôn ngữ “chat”, tiếng lóng đã xuất hiện trong quá trình giao tiếp và ngày càng có xu hướng lan rộng trong giới trẻ. Nó đã lan rộng như một trào lưu từ nông thôn cho đến thành thị. Ban đầu, những từ mới, cách diễn đạt mới chỉ được một bộ phận giới trẻ chấp nhận. Thế nhưng sau đó, nhờ sự trợ giúp của các phương tiện công nghệ hiện đại như: điện thoại di động, mạng internet… tiếng lóng nhanh chóng được lan rộng và trở nên phổ biến khắp giới trẻ.

Bài tham khảo 3: 

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “công dân thời @” hay “tuổi teen”. Ngôn ngữ “lai căng” hay biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội được cấu thành không dựa trên một nguyên tắc khoa học nào. Tất cả được tự tạo ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được sử dụng trên phổ biến các trang điện tử hiện nay. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 6 Thực hành tiếng việt, soạn văn mẫu 8 sách CD bài 6 Thực hành tiếng việt, văn mẫu 8 Cánh diều bài Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác