Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Thực hành tiếng việt. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Nêu ba khái niệm “từ ngữ toàn dân”, “từ ngữ địa phương” và “biệt ngữ xã hội”?

Câu 2: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?

Câu 3: Nêu các kiểu của từ ngữ địa phương và cho ví dụ?

Câu 4: Nêu tác dụng của từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học?

Câu 5: Tìm biệt ngữ xã hội mà học sinh, sinh viên hay dùng?

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Tìm từ địa phương trong những câu dưới đây. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật ở địa phương.

a) Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
b) Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc!
(Thép Mới)
c) Chị cho tôi một gói độ mười viền thuốc cảm và một đòn bánh tét…(Đoàn Giỏi)
d) Thuyền em đã nhẹ, chèo lẹ khó theo. (Ca dao)

Câu 2: Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn văn sau và giải thích nghĩa của chúng:

Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hứng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau,... Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)

Câu 3: Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn trích sau và giải thích nghĩa của chúng.

Người ấp Mũi ít khi làm buồng để ngủ, buồng chỉ để cho con gái, cho những cặp vợ chồng son, người xứ biển thích ngủ đằng trước nhà, chỉ cần cái mùng, khỏi chiếu, áp cái lưng trần đỏ au xuống với sàn nhà bằng gỗ đước bóng như gương đồng vậy là được một giấc ngủ ngon. Mà đúng là ngủ ở ngoài nầy thì thích không chịu được.

Nhà bao nhiêu gian thì bấy nhiêu gian đầy gió. Trong cái mùi biển tanh nồng mặn mòi của những giàn lưới phơi trên giá, trong cái mùi khói ngọt bùng nhùng toả ra từ mẻ un, dường như có nhà ăn cơm chiều trễ, nghe mùi béo ngậy của cá thòi lòi kho với nước cốt dừa. Và đâu đó chắc có vài người chuẩn bị lai rai, rõ ràng là mùi thơm khô mực nướng trên lò than đang tàn.

(Nguyễn Ngọc Tư, Ngủ ở Mũi, in trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, in trong Tạp văn Nguyễn Ngọc TưNXB Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 159 - 161)

Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ địa phương được in đậm dưới đây bằng các từ toàn dân cùng nghĩa:

a) …Lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến….
(Nam Cao)
b) Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi:
- Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm. (Nguyễn Ngọc Tư)
c) Một hôm, chú Biểu đến nhà, chú mang theo xâu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:
- Cái này má gởi cho mầy, má biểu phải đem đến tận nhà. (Nguyễn Ngọc Tư)

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.

Câu 2: Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau (ở tác phẩn Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?

  1. a) Nó hết sức theo dõi những không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.

  2. b) Cái “cá” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi” nó còn “mõi” được huống hồ chị…

Câu 3: Đặt câu với những từ ngữ địa phương sau: heo, bắp, mần.

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Em hãy phân biệt biệt ngữ xã hội và các từ thuộc về nghề nghiệp?

Câu 2: Tìm một ví dụ ( thơ hoặc ca dao ) có dùng từ ngữ địa phương. Gạch dưới từ ngữ địa phương đó.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 6, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều bài 6, câu hỏi ôn tập 4 mức độ bài 6 Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Bình luận

Giải bài tập những môn khác