Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
3. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.
Câu 2: Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau (ở tác phẩn Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?
a) Nó hết sức theo dõi những không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.
b) Cái “cá” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi” nó còn “mõi” được huống hồ chị…
Câu 3: Đặt câu với những từ ngữ địa phương sau: heo, bắp, mần.
Câu 1:
Đối với thế hệ trẻ ngày nay mạng xã hội đã trở nên quá quen thuộc việc xưng hô và sử dụng từ ngữ trên mạng xã hội cũng vô cùng phong phú, trong đó có sử dụng cả biệt ngữ xã hội. Trước hết ta cần xác định biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu. Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ thường sử dụng là chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ… Từ ngữ xã hội không phổ biến như từ ngữ toàn dân nên khi sử dụng ta cần chú ý đến tính ứng dụng của nó.
Câu 2:
- Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong câu a có tác dụng thể hiện đặc điểm của nhân vật nữ được nhắc đến. Nhân vật nữ được nhắc đến là một người con gái cẩn thận và khôn ngoan. Qua các biết ngữ được sử dụng, có thể thấy, người nói phải có độ hiểu biết xã hội nhất định nếu không sẽ không hiểu về biệt ngữ, không biết cách dùng nó.
- Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong câu b có tác dụng thể hiện đặc điểm của nhân vật ăn cắp được nhắc đến. Các biệt ngữ xã hội dùng trong câu nhằm nói đến hành động ăn cắp ví tiền của một kẻ cắp nhỏ tuổi. Nếu không hiểu biết về biệt ngữ, người đọc sẽ không hiểu được ý nghĩa của câu. Qua các biệt ngữ được sử dụng trong câu, người đọc có thể thấy, người nói là một người có sự hiểu biết về các biệt ngữ dùng cho trường hợp miêu tả lại người có hành vi trộm cắp và cách thức trộm cắp.
Câu 3:
- Lan ơi, vào ăn bắp đi con!
- Con heo này nặng gần nửa tạ.
- Cha của anh nhìn xuống và bàn tay ông mần mò trên bậu cửa sổ.
Câu 4:
Vào mỗi sáng trên quê hương tôi, một vùng sông nước. Từng đoàn thuyền, ghe nối đuôi nhau chở những chuyến hàng để bán sớm. Những cô, những bác, những anh chị trao đổi hàng hóa rất tấp nập. Tiếng cười nói xen lẫn tiếng va lanh cạnh vào mạn ghe. Nhìn khung cảnh đó thật đẹp biết bao. Chợ nổi quê tôi bán đất nhiều mặt hàng. Trên mỗi đầu ghe lại treo những mặt hàng mà ghe đó bán. Ví dụ ghe chở thơm, thuyền chở dưa hấu, thuyền chở mãng cầu. Lại có những bác bán hàng rong, bán bún, bán hủ tiếu. Không khí chợ buổi sáng rất tấp nập. Ai cũng mong muốn bán được rất nhiều hàng nhất có thể. Trên khuôn mặt những người dân quê tôi luôn ở một nụ cười hiền hậu.
Bình luận