Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Thực hành tiếng việt
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 6 Thực hành tiếng việt - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Từ toàn dân là gì?
A. Là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân. Ví dụ: bố, mẹ, dứa, lợn, trâu, hoa,…
- B. Là từ chỉ được sử dụng ở một số bộ phận của một hoặc một số địa phương
- C. Là những từ chỉ được sử dụng bởi một tầng lớp xã hội
- D. Tất cả những ý trên đều sai
Câu 2: Từ địa phương là gì?
- A. Là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân. Ví dụ: bố, mẹ, dứa, lợn, trâu, hoa,…
B. Là từ chỉ được sử dụng ở một số bộ phận của một hoặc một số địa phương
- C. Là những từ chỉ được sử dụng bởi một tầng lớp xã hội
- D. Tất cả những ý trên đều sai
Câu 3: Biệt ngữ xã hội là gì?
- A. Là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân. Ví dụ: bố, mẹ, dứa, lợn, trâu, hoa,…
- B. Là từ chỉ được sử dụng ở một số bộ phận của một hoặc một số địa phương
C. Là những từ chỉ được sử dụng bởi một tầng lớp xã hội
- D. Tất cả những ý trên đều sai
Câu 4: Ý nào dưới đây là biệt ngữ xã hội dùng trong triều đình phong kiến?
A. Trẫm
- B. Tôi
- C. Ta
- D. Cậu
Câu 5: Ý nào dưới đây là biệt ngữ của những người theo đạo thiên chúa?
- A. Con
B. Thánh
- C. Lợi ích
- D. Đàn
Câu 6: Tìm từ biệt ngữ trong câu sau: Nó hết sức theo dõi nhưng không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.
- A. Nó
- B. Hắc
- C. Bỉ
D. B với C đều đúng
Câu 7: Đặc điểm của biệt ngữ xã hội là gì?
- A. Từ ngữ được toàn dân đều biết và hiểu.
- B. Phạm vi sử dụng trong một địa phương nhất định.
- C. Là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng thể hiện ở ngữ âm, ngữ nghĩa.
D. Từ ngữ được ít người biết đến và sử dụng.
Câu 8: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
- A. Không nên quá lạm dụng biệt ngữ xã hội.
- B. Tùyhoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
- C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được biệt ngữ xã hội.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?
A. Sai.
- B. Đúng.
Câu 10: Trường hợp nào có thể sử dụng biệt ngữ xã hội?
- A. Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu.
- B. Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc.
C. Sử dụng trong thơ văn, những sáng tác văn học.
- D. Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương.
Câu 11: Biệt ngữ xã hội nên sử dụng trong những hoàn cảnh nào?
- A. Trong khẩu ngữ.
- B. Trong thơ văn.
- C. Trong giao tiếp hàng ngày.
D. Đáp án A,B đúng.
Câu 12: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, cần chú ý đến những vấn đề gì?
- A. Địa vị của người được giao tiếp trong xã hội.
- B. Nghề nghiệp và đơn vị công tác của người được giao tiếp.
C. Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp.
- D. Cách thức và mục đích giao tiếp.
Câu 13: Biệt ngữ của học sinh, sinh viên là
- A. Trượt vỏ chuối.
- B. Trúng tủ.
- C. Ngỗng.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần làm gì?
- A. Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
B. Cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
- C. Chỉ sử dụng trong một số ngành nghề.
- D. Sử dụng trong một phạm vi rộng lớn.
Câu 15: Đâu là biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa?
- A. Trẫm, long bào, phi tần.
- B. Rụng, táp.
C. Thánh, nữ tu, ông quản.
- D. Chi, mô, răng rứa.
Câu 16: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?
- A. Biệt ngữ của nhân dân lao động.
B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
- C. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
- D. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Câu 17: Biệt ngữ xã hội dùng trong những tầng lớp nào?
- A. Tầng lớp học sinh, sinh viên.
- B. Tầng lớp các tôn giáo.
- C. Tầng lớp phong kiến xưa.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 18: Tìm biệt ngữ xã hội trong câu “Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn”.
A. Ngỗng.
- B. Chán.
- C. Mình.
- D. Bài tập làm văn.
Câu 19: Biệt ngữ nào dưới đây không phải của vua quan trong triều đình phong kiến?
- A. Trẫm.
B. Trúng tủ.
- C. Long thể.
Câu 20: Giải thích ý nghĩa của từ “hầu tước”
A. Tước thứ hai, sau tước công trong bậc thang tước hiệu thời phong kiến.
- B. Quân sĩ bảo vệ vua.
- C. Từ dùng để chỉ nhà vua.
- D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 6 Thực hành tiếng việt
Bình luận