Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 5 Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 5 Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ là văn bản gì?

  • A.  Nghị luận xã hội
  • B. Thông tin
  • C. Bi kịch
  • D. Hài kịch 

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? 

  • A.  Tự sự
  • B. Biểu cảm
  • C. Nghị luận
  • D. Thuyết minh 

Câu 3: Tác giả của văn bản là ai? 

  • A.  Dương Trung Quốc
  • B. Nguyễn Tuân
  • C. Nguyễn Bỉnh Khiêm 
  • D. Nguyễn Thị Bình 

Câu 4: Năm sinh của tác giả bài “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ”  là khi nào? 

  • A. 1947
  • B. 1957
  • C. 1948
  • D. 1959 

Câu 5: Quê quán của tác giả văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ là ở đâu?

  • A. Nam Định
  • B. Bến Tre   
  • C. Nghệ An
  • D. Hà Nam 

Câu 6: Thông tin nào dưới đây là đúng?

  • A. Bản thảo đăng trên báo Thanh niên ngày 29-3-2006 
  • B. Bản thảo đăng trên báo Thanh niên ngày 22-3-2006
  • C. Bản thảo đăng trên báo Thanh niên ngày 27-3-2006
  • D. Bản thảo đăng trên báo Thanh niên ngày 26-3-2006

Câu 7: Trình độ học vấn của tác giả văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ là gì?

  • A. Tiến sĩ chuyên ngành lịch sử
  • B. Cử nhân chuyên ngành lịch sử
  • C. Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử
  • D. Phó giáo sư chuyên ngành lịch sử

Câu 8: Thông tin sau về tác giả văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ là đúng hay sai: Ông từng được trao tặng giải thưởng và huân huy chương: Kỉ niệm chương Vì thế hệ Trẻ.

  • A. Đúng 
  • B. Sai

Câu 9: Thông tin sau về tác giả văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ là đúng hay sai: Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai (một trong 21 người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử). 

  • A. Đúng 
  • B. Sai

Câu 10: Thông tin sau về tác giả văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ là đúng hay sai: Ông là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua bốn khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai. 

  • A. Đúng 
  • B. Sai

Câu 11: Vì sao tác giả nhắc tới Đại cáo bình Ngô?

  • A. Dẫn dắt vào nội dung chính của bài viết
  • B. Giới thiệu nội dung của bài viết
  • C. Giới thiệu tác giả
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 12: Tác giả nhắc tới những câu chuyện lịch sử nhằm mục đích gì? 

  • A. Dẫn chứng khẳng định nước Việt Nam ta là một quốc gia độc lập từ rất lâu về trước
  • B. Dẫn chứng khẳng định nước Việt Nam ta là một quốc gia đáng tự hào từ rất lâu về trước
  • C. Dẫn chứng khẳng định nước Việt Nam ta là một quốc gia tồn tại từ rất lâu về trước
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 13: Theo tác giả, vị Đại tướng đã nhắc nhở điều gì? 

  • A.  Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
  • B. Có một thế hệ hằng ngày nhìn vết đạn của ngoại xâm trên thành Cửa Bắc để nuôi chí rửa sạch nỗi nhục mất nước.
  • C. Chiến tranh tàn phá của cải vật chất, để lại những hậu quả rất nặng nề.
  • D. Cách hành xử và tâm thế của chúng ta dường như luôn mặc cảm Việt Nam giờ đây là nước nhỏ.

Câu 14: Vị đại tướng được nhắc đến trong văn bản là ai?

  • A.  Lý Ông Trọng
  • B. Võ Nguyên Giáp
  • C. Trần Hưng Đạo
  • D. Đinh Bộ Lĩnh

Câu 15: "quốc danh" là gì?

  • A. Tên gọi của gia tộc
  • B. Tên gọi của quốc gia
  • C. Tên gọi của địa phương 
  • D. Tên riêng của một người

Câu 16: Luận điểm 1 của văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? là gì? 

  • A. Sự phấn đâu để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã làm nên niềm tự hào dân tộc.
  • B. Dân tộc ta đã chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh của mình thông qua các cuộc chiến bảo vệ đất nước.
  • C. Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thụt lùi của đất nước.
  • D. Tâm thế lớn thì dám làm cái lớn và sẽ làm cho nước ta lớn, như cha ông ta đã tư duy và hành xử.

Câu 17: Luận điểm 4 của văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? là gì? 

  • A. Sự phấn đâu để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã làm nên niềm tự hào dân tộc.
  • B. Dân tộc ta đã chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh của mình thông qua các cuộc chiến bảo vệ đất nước.
  • C. Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thụt lùi của đất nước.
  • D. Tâm thế lớn thì dám làm cái lớn và sẽ làm cho nước ta lớn, như cha ông ta đã tư duy và hành xử.

Câu 18: Luận điểm 3 của văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? là gì? 

  • A. Sự phấn đâu để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã làm nên niềm tự hào dân tộc.
  • B. Dân tộc ta đã chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh của mình thông qua các cuộc chiến bảo vệ đất nước.
  • C. Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thụt lùi của đất nước.
  • D. Tâm thế lớn thì dám làm cái lớn và sẽ làm cho nước ta lớn, như cha ông ta đã tư duy và hành xử.

Câu 19: Ý nào dưới đây là nghệ thuật của bài “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ”?

  • A. "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?" làm nổi bật lên tinh thần yêu nước, truyền thống, lịch sử chiến đấu bảo vệ độc lập, hòa bình của dân tộc ta.
  • B. "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?" là một bài văn nghị luận xã hội. 
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 20: Ý nào dưới đây là giá trị nội dung của bài “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ”? 

  • A. Là một trong những bài văn duy nhất và hay nhất của nhà văn  
  • B. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước
  • C. Bằng việc đưa ra những luận điểm ngắn gọn, sắp xếp theo một trình tự hợp lí, cùng với luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc, luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực, tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề "nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ". 
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng  

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác