Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 8 Thực hành tiếng Việt - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Thế nào là đảo ngữ?
- A. Là việc lặp đi lặp lại một cụm từ.
- B. Dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, ...) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho diễn đạt.
- C. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
D. Là sự thay đổi trật tự cấu tạo cú pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.
Câu 2: Cách đảo ngữ nào dưới đây là đúng?
A. Tấp nập trên đường, những chuyến xe qua.
- B. Trên đường, những chuyến xe qua tấp nập.
- C. Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.
- D. Những chuyến xe trên đường qua tấp nập.
Câu 3: Có bao nhiêu hình thức đảo ngữ?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 4: Tác dụng chính của đảo ngữ là?
A. Nhấn mạnh nội dung biểu đạt ở từ ngữ được đảo lên trước.
- B. Diễn đạt hiệu quả, ngắn gọn và dễ hiểu hơn.
- C. Giúp chứng minh, giải thích một nhận định nào đó.
- D. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 5: Các hình thức của đảo ngữ là?
- A. Đảo cấu trúc.
- B. Đảo các thành tố trong cụm từ.
- C. Đảo các thành phần trong câu.
D. Đáp án B,C đúng.
Câu 6: Câu “Trắng trời, trắng núi một thế giới ban” đảo thành phần nào trong câu?
- A. Trạng ngữ.
- B. Chủ ngữ.
C. Vị ngữ.
- D. Bổ ngữ.
Câu 7: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương.
- A. Liệt kê.
- B. Ẩn dụ.
- C. Nhân hóa.
D. Đảo ngữ.
Câu 8: Bài thơ “Qua đèo Ngang” sử dụng biện pháp gì nổi bật?
- A. Liệt kê.
- B. Ẩn dụ.
- C. Hoán dụ.
D. Đảo ngữ.
Câu 9: Câu văn “Những chuyến xe tấp nập trên đường” có sử dụng biện pháp đảo ngữ không?
A. Có.
- B. Không.
Câu 10: Em cảm nhận được những gì về cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả qua những câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ?
- A. Cảnh thưa thốt vắng vẻ, gợi nỗi buồn man mác; tâm trạng của tác giả cũng bâng khuâng, đượm buồn.
- B. Cảnh vật tươi tốt, sinh động, gợi tâm trạng hào hứng của tác giả.
- C. Cảnh vật đượm màu sắc u ám, đượm buồn, diễn ta nổi khổ đau của nhà thơ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 11: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?
A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
- B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
- D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.
Câu 12: Câu văn nào dưới đây có sử dụng biện pháp đảo ngữ?
- A. Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.
- B. Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng.
- C. Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.
D. Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim chiều bay về tổ.
Câu 13: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- B. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
- C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
- D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.
Câu 14: Theo em, từ tượng thanh trong các ngôn ngữ khác nhau là:
- A. Giống nhau
- B. Khác nhau
C. Có thể khác hoặc giống
Câu 15: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
- A. Xồng xộc.
B. Xôn xao.
- C. Rũ rượi.
- D. Xộc xệch.
Câu 16: Khi nói: "Từ tượng hình, tượng thanh có giá trị biểu cảm cao" có nghĩa là:
- A. Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên giàu cảm xúc hơn
- B. Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn
C. Cả A, B
Câu 17: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
- A. Miêu tả và nghị luận.
B. Tự sự và miêu tả.
- C. Nghị luận và biểu cảm.
- D. Tự sự và nghị luận.
Câu 18: Đọc đoạn văn sau:
Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long song sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.
(Lão Hạc)
Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Xôn xao
- B. Chốc chốc
- C. Vật vã
- D. Mải mốt
Câu 19: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí
- A. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
- B. Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
C. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
- D. Thất thểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén.
Câu 20: Theo em, từ tượng thanh, từ tượng hình thường thuộc từ loại nào?
- A. Danh từ
B. Tính từ
- C. Đại từ
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 8 Thực hành tiếng Việt
Bình luận