Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 1 Người mẹ vườn cau
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 1: Người mẹ vườn cau - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?
A. Nguyễn Ngọc Tư
- B. Phan Huy Chú
- C. Phạm Tiến Duật
- D. Thạch Lam
Câu 2: Tìm trợ từ có trong đoạn văn: " Hôm ấy bà giỗ chú Sơn. Trên bàn thờ con con thấp lè tè kia có đến ba chiếc lư đồng, cái nào cũng nghi ngút khói. Bữa giỗ chỉ vài ba bát canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng."
- A. ấy
B. đến
- C. nào
- D. kia
Câu 3: Phần (3) đã gợi mở những vấn đề gì?
- A. Việc làm, công lao của mẹ quá ít nên không thể viết dài được.
- B. Người con đã đủ quan tâm đến người mẹ của mình.
C. Sự thờ ơ với mẹ, tất cả những công lao của mẹ không thể chỉ viết trong vài dòng là đủ.
- D. Cần phải để ý, quan sát những người thân yêu nhiều hơn.
Câu 4: Truyện ngắn viết về đề tài gì?
- A. Người mẹ
- B. Tình mẫu tử
- C. Tình bà cháu
D. Biết ơn mẹ Việt Nam anh hùng
Câu 5: Chủ đề của truyện ngắn là gì?
A. Lòng biết ơn, đền ơn đáp nghĩa
- B. Lòng hiếu thảo
- C. Tình yêu thương
- D. Chiến tranh
Câu 6: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi kể thứ nhất.
- B. Ngôi kể thứ hai.
- C. Ngôi kể thứ ba.
- D. Ngôi kể tự do.
Câu 7: Việc sử dụng ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
- A. Câu chuyện chân thật và gần gũi hơn.
- B. Từ góc nhìn trẻ thơ người đọc sẽ có nhiều giải nghĩa khác nhau về văn bản.
- C. Cho thấy cái nhìn và cảm nhận chủ quan của nhân vật tôi về sự việc trong truyện.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn đến câu chuyện "người mẹ vườn cau"?
- A. Cô giáo yêu cầu viết bài văn về mẹ, tuy nhiên "tôi" không biết viết như nào.
- B. Nhớ lại rằng ba có nhiều mẹ và mình có nhiều bà nội, trong đó ba có một "người mẹ vườn rau".
- C. Do nhận vật "tôi" tưởng tượng ra.
D. Đáp án A và B.
Câu 9: Đâu không phải là kỉ niệm thời nhỏ tại quê của "người mẹ vườn rau"?
- A. Con đường đến nhà bà là con đường đất, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp. Nhà Nội là nhà mái lá nhỏ xíu.
- B. Hôm ấy là giỗ chú Sơn. Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản những vẫn rất ngon và ấm áp.
- C. “Tôi” được Nội dẫn ra vườn cau và vườn hoa quả trĩu trái.
D. Nhân vật "tôi" được bố dẫn đi câu cá.
Câu 10: Cốt truyện của văn bản có gì đáng chú ý?
A. Có những tình huống khá đặc biệt, tựa như dòng suy nghĩ của những đứa trẻ, không thống nhất theo một trình tự nào.
- B. Cốt truyện kể về một câu chuyện trong tưởng tượng của tác giả.
- C. Cốt truyện phức tạp, nhiều chi tiết.
- D. Cốt truyện đơn giản, bình dị.
Câu 11: Cốt truyện mượn câu chuyện có thật về những người mẹ Việt Nam anh hùng nhằm:
- A. Tạo sự chân thực cho truyện ngắn.
B. Tôn vinh và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các mẹ.
- C. Giúp câu chuyện gần gũi hơn với độc giả.
- D. Tự hào về lịch sử dân tộc.
Câu 12: Đâu không phải là chi tiết miêu tả hình ảnh "người mẹ vườn cau"?
- A. Gầy gò
B. Lưng còng xuống
- C. Cười phô cả lợi
- D. Đôi mắt già nua nheo nheo
Câu 13: Em hiểu chi tiết "Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi” thể hiện điều gì?
- A. Người bà đã già cả, ốm yếu.
- B. Người bà không còn minh mẫn.
C. Niềm vui của người mẹ khi con về thăm.
- D. Sự tảo tần hiện trên nét mặt của bà.
Câu 14: Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống nào?
- A. Lòng nhân đạo
B. Uống nước nhớ nguồn
- C. Tình yêu thương
- D. Lòng trung thực
Câu 15: Vì sao bài văn tuy 4 điểm nhưng "tôi" cũng không hề buồn?
- A. Vì nhân vật "tôi" biết năng lực của bản thân chỉ được 4 điểm.
B. Vì theo nhân vật "tôi" tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.
- C. Vì nhân vật "tôi" không quan tâm đến điểm số.
- D. Vì đó là bài văn cậu bịa ra chứ không phải là thật.
Bình luận