Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Trong mắt trẻ

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 6 Trong mắt trẻ - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Tác giả của bài Trong mắt trẻ là ai?

  • A. Antoine de Saint-Exupéry 
  • B. Charles Dickens
  • C. George Orwell
  • D. J.K. Rowling

Câu 2: Năm sinh của tác giả bài Trong mắt trẻ là khi nào? 

  • A. 1900 
  • B. 1905
  • C. 1987
  • D. 1989

Câu 3: Tác giả là người ở đâu?

  • A. Nga 
  • B. Pháp 
  • C. Mỹ 
  • D. Nhật 

Câu 4: Thông tin nào dưới đây là đúng về tác giả bài Trong mắt trẻ?

  • A. Ông sinh tại thành phố Lyon trong một gia đình quý tộc địa phương, ông là con thứ ba trong số năm người con của Bá tước Jean de Saint-Exupéry
  • B. Ông là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng. 
  • C. Năm 1921, ông bắt đầu đi nghĩa vụ quân sự và được điều đến Strasbourg để học nghề phi công. 
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 5: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả bài Trong mắt trẻ?

  • A. Cô bé bán diêm 
  • B. Rằm tháng giêng 
  • C. Hoàng tử bé 
  • D. Hai đứa trẻ 

Câu 6: Thông tin sau về tác giả là đúng hay sai: Antoine de Saint-Exupéry học kiến trúc tại École des Beaux-Arts (Trường Mỹ thuật). 

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

Câu 7: Có thể chia bài Trong mắt trẻ thành mấy phần?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 8: Đoạn trích Trong mắt trẻ thuộc thể loại nào? 

  • A. Truyện đồng thoại 
  • B. Truyện dài
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Thơ 

Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của bài là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Biểu Cảm
  • C. Miêu tả
  • D. Nghị luận 

Câu 10: Nội dung phần 1 (từ đầu đến “lễ độ đến vậy…”) của văn bản là gì? 

  • A. Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ của mình
  • B. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với cậu bé
  • C. Suy nghĩ của anh phi công sau nhiều năm khi cậu bé đã trở lại hành tinh của mình
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 11: Nội dung phần 2 (tiếp đến “hoàng tử bé […]”) của văn bản là gì? 

  • A. Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ của mình
  • B. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với cậu bé
  • C. Suy nghĩ của anh phi công sau nhiều năm khi cậu bé đã trở lại hành tinh của mình
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 12: Nội dung phần 3 của văn bản là gì? 

  • A. Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ của mình
  • B. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với cậu bé
  • C. Suy nghĩ của anh phi công sau nhiều năm, khi cậu bé đã trở lại hành tinh của mình
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 13: Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé có gì đặc biệt? 

  • A. Nhân vật "tôi" đang cảm thấy cuộc sống nhàm chán
  • B. Nhân vật "tôi" đang phải sống cô độc trên sa mạc Sa-ha-ra
  • C. Nhân vật "tôi" bị thương và sắp không qua khỏi 
  • D. Nhân vật "tôi" buồn vì không ai hiểu bức tranh của mình 

Câu 14: Khi gặp hoàng tử bé, nhân vật "tôi" cảm thấy như thế nào?

  • A. Ngạc nhiên
  • B. Buồn rầu
  • C. Thờ ơ
  • D. Chản nản 

Câu 15: Văn bản Trong mắt trẻ sử dụng ngôi kể nào?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba 
  • D. Không cố định 

Câu 16: Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó trong văn bản là gì? 

  • A. Người đọc trở nên thích thú với nội dung
  • B. Người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn
  • C. Khiến câu chuyện trở nên thật đặc biệt so với những câu chuyện khác
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 17: Tác dụng của những hình ảnh được sử dụng trong văn bản là gì?

  • A. Trang trí cho tác phẩm
  • B. Giúp người xem dễ hình hình dung về nội dung câu chuyện
  • C. Không có tác dụng đặc biệt gì?
  • D. A và C đều đúng 

Câu 18: Theo em, điều thật sự khiến nhân vật "tôi" ấn tượng mãi không quên về hoàng tử bé là gì?

  • A. Hoàng tử bé có thể xem hiểu nội dung thật sự anh muốn thể hiện trong bức tranh
  • B. Hoàng tử bé rất đáng yêu
  • C. Hoàng tử bé không phải người trái đất
  • D. Hoàng tử bé có tính cách kì lạ 

Câu 19: Ý nào dưới đây là nghệ thuật của bài Trong mắt trẻ?

  • A. Sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn. 
  • B. Văn bản sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem. Các bức tranh giúp người xem dễ hình hình dung về nội dung câu chuyện. . 
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 20: Ý nào dưới đây là giá trị nội dung của bài Trong mắt trẻ? 

  • A. Là một trong những bài văn hay nhất của nhà văn 
  • B. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước
  • C. Tác phẩm này thể hiện cái nhìn sáng tạo sâu sắc của những người trẻ, sự quan trọng của hội họa và trí tưởng tượng cùng với đó là sự đối mặt của con người đối với sự thật mất mát đi người thân yêu của mình.
  • D. A và B đều đúng  

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác