Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Cảnh khuya

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 7 Cảnh khuya - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Tác giả của bài thơ Cảnh khuya là ai?

  • A. Hồ Chí Minh
  • B. Tố Hữu
  • C. Xuân Quỳnh
  • D. Thanh Hải 

Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả là khi nào? 

  • A. 1890-1969 
  • B. 1891-1969
  • C. 1892-1969
  • D. 1893-1969

Câu 3: Quê quán của tác giả bài thơ là ở đâu?

  • A. Nam Định
  • B. Hà Nội
  • C. Nghệ An
  • D. Hà Nam 

Câu 4: Tên khai sinh của tác giả bài thơ là gì? 

  • A. Nguyễn Sinh Sắc
  • B. Nguyễn Sinh Cung
  • C. Hồ Chí Minh
  • D. Bác Hồ 

Câu 5: Thông tin nào dưới đây là đúng về tác giả bài thơ?

  • A. Ông từng là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1956–1960
  • B. Ông là là nhân vật chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. 
  • C. Ngoài hoạt động chính trị, ông còn là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 6: Ý nào dưới đây là tác phẩm thơ của tác giả bài thơ Cảnh khuya?

  • A. Đường kách mệnh
  • B. Bản án chế độ thực dân Pháp 
  • C. Rằm tháng giêng 
  • D. Cương lĩnh chính trị 

Câu 7: Nhận định sau về tác giả bài thơ Cảnh khuya là đúng hay sai: Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

Câu 8: Bài thơ Cảnh khuya sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1947
  • B. 1945
  • C.1948
  • D. 1969 

Câu 9: Tác giả đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya khi ở đâu? 

  • A. Tháp Chăm
  • B. Hà Nội 
  • C. Việt Bắc
  • D. Điện Biên Phủ 

Câu 10: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 
  • B. Cuộc kháng chiến chống Pháp 
  • C. Đất nước vừa lập lại hòa bình
  • D. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới 

Câu 11: Có thể chia bài thơ Cảnh khuya thành mấy phần?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 12: Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể thơ nào? 

  • A. Lục bát
  • B. Thất ngôn bát cú đường luật
  • C. Thất ngôn tứ tuyệt
  • D. Tự do 

Câu 13: Trong bài thơ Cảnh khuya, cụm từ "chưa ngủ" xuất hiện ở cuối câu thứ ba lặp lại ở đầu câu thứ tư. Sự lặp lại ấy có tác dụng nghệ thuật gì?

  • A. Tạo sự chuyển biến vừa bất ngờ, vừa tự nhiên của tâm trạng, bộc lộ chiều sâu nội tâm của tác giả.
  • B. Miêu tả chân thực trạng thái, hành động của Bác được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • C. Nối kết hai câu thơ đồng thời tạo một dòng mạch liên tục trong sự vận động của cảm xúc thơ.
  • D. Nhấn mạnh nỗi niềm lo lắng, trăn trở và sự hy sinh to lớn của Bác vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Câu 14: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya là gì?

  • A. Làm cho cảnh vật gần gũi hơn với con người, mang đầy sức sống, sự trẻ trung.
  • B. Làm nổi bật sự nên thơ, quyến rũ của phong cảnh thiên nhiên nơi núi rừng hiểm trở, heo hút.
  • C. Làm nổi bật giọng hát đặc trưng của những người con gái nơi núi rừng Việt Bắc.
  • D. Làm nổi bật vẻ đẹp thánh thiện, kiêu sa của dòng suối như thể sắc đẹp của người thiếu nữ.

Câu 15: Bức tranh thiên nhiên trong câu thứ hai của bài thơ Cảnh khuya có đặc điểm gì?

  • A. Bức tranh vô cùng sống động, nhiều màu sắc, hình vẻ, lung linh ấm áp.
  • B. Bức tranh thiên nhiên tĩnh mịch, yên bình nhưng chứa ẩn những sự vận động, thay đổi tinh tế ở bên trong.
  • C. Bức tranh thiên nhiên vừa gần gũi, bình dị vừa đẹp đẽ, kiêu sa.
  • D. Bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối, vừa lung linh vừa ấm áp, hòa hợp.

Câu 16: Câu thơ thứ tư trong bài thơ Cảnh khuya cho thấy vẻ đẹp gì của con người Bác?

  • A. Là lãnh tụ cách mạng với biết bao công việc, lo lắng đã chiếm hết thời gian và tâm trí của Người, không còn thời gian dành cho những phút thư thái để thưởng ngoạn cảnh đẹp của thiên nhiên.
  • B. Một người chiến sĩ cách mạng đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp chung, đặt sự nghiệp chung lên trên những sở thích, ham muốn cá nhân.
  • C. Một lãnh tụ vĩ đại của cách mạng luôn nâng niu, trân trọng những cảnh đẹp, những khoảnh khắc quý giá của cuộc sống.
  • D. Nỗi trằn trọc, băn khoăn của người thi sĩ Hồ Chí Minh khi cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ, đất nước còn bị mất độc lập tự do.

Câu 17: Trong câu thơ thứ hai bài Cảnh khuya, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A. Đối lập, tương phản.
  • B. Điệp từ.
  • C. Ẩn dụ.
  • D. Nhân hóa.

Câu 18: Câu thơ thứ ba trong bài thơ Cảnh khuya cho thấy vẻ đẹp gì của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. Thể hiện ý chí vững vàng, kiên định và lòng lạc quan cách mạng của Bác.
  • B. Thể hiện niềm lo lắng, ưu tư của Bác đối với vận mệnh của đất nước.
  • C. Thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh.
  • D. Thể hiện niềm yêu thương trân trọng đối với thiên nhiên, con người nơi chiến khu Việt Bắc.

Câu 19: Ý nào dưới đây là nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya?

  • A. Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp so sánh, điệp từ
  • B. Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác, liên tưởng
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 20: Ý nào dưới đây là giá trị nội dung của bài thơ Cảnh khuya? 

  • A. Là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh
  • B. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác