Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung đoạn trích Đổi tên cho xã liên quan như thế nào với tên vở kịch “Bệnh sĩ”?

  • A. Liên quan trực tiếp. Đoạn trích nhằm phê phán thói xấu: thích sĩ diện, ham hư danh, mơ mộng, ảo tưởng
  • B. Có liên quan một phần. Đoạn trích đã phần nào nói lên tính sĩ của nhân vật ông Nha.

  • C. Không có liên quan. Đoạn trích không nói gì về bệnh sĩ.

  • D. Liên quan gián tiếp. Những điều mà ông Văn Sửu nói cho thấy ông rất hiểu tác hại của bệnh sĩ.

Câu 2: Hãy nhận xét về tên của các nhân vật trong Đổi tên cho xã.

  • A. Tên nhân vật chủ yếu là những từ ngữ thuần Việt, gắn với cuộc sống thôn quê, nếu xét theo cách đặt tên ngày nay thì là không hay.
  • B. Tên nhân vật có tính mới mẻ, sang trọng, lịch thiệp, khác với cách đặt tên ở thời điểm trong văn bản.

  • C. Tên nhân vật chủ yếu là kết hợp những từ Hán Việt, mang màu sắc Trung Hoa.

  • D. Tên nhân vật khá đại chúng, đại diện cho các tầng lớp giai cấp trong xã hội Việt Nam xưa.

Câu 3: Trong Đổi tên cho xã, vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn (trừ phần ở đầu)?

  • A. Vì những dòng chữ này có tính chất bổ sung ý nghĩa cho các câu trước đó.

  • B. Vì những dòng chữ này không thuộc lời thoại của nhân vật, được dùng để chỉ hành động,…
  • C. Vì những dòng chữ này tạo nên sự tương tác giữa văn bản với người đọc.

  • D. Tác giả muốn nhấn mạnh nội dung này 

Câu 4: Đoạn trích Nước Đại Việt ta được rút ra từ?

  • A. Quân trung từ mệnh tập

  • B. Ức Trai thi tập

  • C.Quốc âm thi tập

  • D. Bình Ngô đại cáo

Câu 5: Phần kết luận của một bài hịch thường nên lên những vấn đề gì

  • A. Nêu ra vấn đề cần đề cập đến trong bài hịch. 

  • B. Nhận định tình hình, phân tích phải trái để tạo lòng căm thù giặc của người nghe. 

  • C. Nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng. 

  • D. Nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh. 

Câu 6: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu:

Thằng ấy chuột chạy cùng sào rồi!

  • A. Trạng ngữ.

  • B. Bổ ngữ.

  • C. Vị ngữ
  • D. Chủ ngữ.

Câu 7: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

  • A. Chủ ngữ

  • B. Vị ngữ
  • C. Bổ ngữ

  • D. Trạng ngữ

Câu 8: Dòng nào thể hiện đủ và đúng vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu?

  • A. Thành ngữ chỉ có thể làm vị ngữ trong câu.

  • B. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ...
  • C. Thành ngữ luôn luôn đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu.

  • D. Thành ngữ chỉ có thể làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ...

Câu 9: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là ý tưởng viển vông, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi?

  • A. Đẽo cày giữa đường.

  • B. Thầy bói xem voi.

  • C. Ếch ngồi đáy giếng.

  • D. Đeo nhạc cho mèo.

Câu 10: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu:

Thằng ấy chuột chạy cùng sào rồi!

  • A. Vị ngữ.
  • B. Bổ ngữ.

  • C. Chủ ngữ.

  • D. Trạng ngữ.

Câu 11: Dòng nào sau đây nói đúng nhất chức năng của thể cáo ?

  • A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.

  • B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc làm lớn để mọi người cùng biết.
  • C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.

  • D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi Hiển thị đáp án

Câu 12: Ý nào nói đúng nhất trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta 

  • A. Dân tộc ta trọng nghĩa - Đất nước có chủ quyền, độc lập, phong tục, lãnh thổ, văn hiến lâu đời - Vì lòng yêu nước và nhân nghĩa nên chúng ta bảo vệ dân tộc, chiến thắng kẻ thù.
  • B. Đất nước có chủ quyền, độc lập, phong tục, lãnh thổ, văn hiến lâu đời  - Dân tộc ta trọng nghĩa - Vì lòng yêu nước và nhân nghĩa nên chúng ta bảo vệ dân tộc, chiến thắng kẻ thù.

  • C. Vì lòng yêu nước và nhân nghĩa nên chúng ta bảo vệ dân tộc, chiến thắng kẻ thù -  Dân tộc ta trọng nghĩa - Đất nước có chủ quyền, độc lập, phong tục, lãnh thổ, văn hiến lâu đời 

  • D. Dân tộc ta trọng nghĩa - Vì lòng yêu nước và nhân nghĩa nên chúng ta bảo vệ dân tộc, chiến thắng kẻ thù - Đất nước có chủ quyền, độc lập, phong tục, lãnh thổ, văn hiến lâu đời

Câu 13: Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?

  • A. Sai

  • B. Đúng

Câu 14: Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?

Quê hương luôn chiếm một vị trí vô cùng thiêng liêng trong tâm trí của mỗi chúng ta. Mỗi người dân Việt Nam đều có một tình cảm đặc biệt đối với quê hương xứ sở của mình. Đối với những người con lao động, nhất là những người nông dân, họ đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết với quê hương suốt cả cuộc đời của mình. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ khi ngày ngày ra đồng nô đùa với bọn trẻ, rồi đến lúc lập gia đình, cho đến lúc chết họ vẫn gắn bó với tình cảm làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp, đáng quý từ bao đời nay của nhân dân ta. Cho dù ở bất cứ nơi đâu thì họ vẫn luôn nhớ về làng quê của mình. Quê hương đi vào lòng người một cách rất vô tình, tự nhiên. Người ta có thể dễ dàng nhớ tới quê hương của mình chỉ qua một món ăn đơn giản, những địa danh lịch sử hay chỉ là những hoài ức đẹp đẽ,...

  • A. Diễn dịch
  • B. Phối hợp

  • C. Quy nạp

  • D. Song song

Câu 15: Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?

  • A. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".

  • B. "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".

  • C. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".
  • D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".

Câu 16: Khi chị Lan chạy về nhà lấy áo, Sơn có tâm trạng ra sao?

  • A. Sơn háo hức chờ đợi

  • B. Trong lòng Sơn tự nhiên thấy ấm áp, vui vui
  • C. Sơn thấy tự hào vì mình đã làm được một việc tốt

  • D. Chị Lan về lấy áo, Sơn lại thấy hơi lo vì chưa xin phép mẹ

Câu 17: Việc Sơn đi đòi lại áo từ Hiên có phải biểu hiện của sự vô tâm không?

  • A. Có vì đòi lại niềm hạnh phúc của Hiên.

  • B. Có vì thay đổi, đùa cợt.

  • C. Không vì áo của Sơn, Sơn có quyền đòi lại.

  • D. Không vì đây là tâm lí thường tình của trẻ con.

Câu 18. Khi ý nghĩ cho áo bỗng thoáng qua trong trí, Sơn đã làm gì?

  • A. Lập tức về nhà lấy áo cho Hiên

  • B. Lưỡng lự suy nghĩ thật kĩ rồi về lấy áo

  • C. Bảo chị Lan về nhà lấy áo

  • D. Rủ chị Lan về lấy áo cho Hiên

Câu 19: Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?

  • A. Sự âu yếm của mẹ hiền.

  • B. Sự săn sóc của mẹ hiền.

  • C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.
  • D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Câu 20: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

 

  • A. Vắt cổ chày ra nước

  • B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi

  • C. Lanh chanh như hành không muối

  • D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác