Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Bình Ngô đại cáo ?
- A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
- C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
- D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
Câu 2: Trong Đổi tên cho xã, chủ nhiệm Trung tâm điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp có tên cũ là gì?
A. Chủ tịch hợp tác xã
B. Đội trưởng đội Sáu
C. Tổ trưởng Tổ nề mộc
D. Đội trưởng đội Hai
Câu 3: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Câu 4: Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?
A. Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
B. Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.
C. Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.
D. Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.
Câu 5: Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?
A. Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.
B. Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.
C. Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
D. Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.
Câu 6: Qua văn bản Đổi tên cho xã, ta có thể thấy đây là một vở:
A. Bi kịch
B. Hài kịch
C. Chính kịch
D. Tạp kĩ
Câu 7: Xung đột trong hài kịch thường là sự mâu thuẫn giữa cái xấu với cái tốt. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?
A. Trong văn bản, ông Chủ tịch xã luôn lo cho dân cho nước nhưng người dân thì không như vậy.
B. Trong văn bản là mâu thuẫn giữa sự chân thực, thật thà với bệnh giả dối, ảo tưởng.
C. Trong văn bản có sự phối kết hợp giữa hình thức bề ngoài và thực tế bên trong.
D. Trong văn bản là mâu thuẫn giữa cấp trên và cấp dưới.
Câu 8: Thành ngữ khác với tục ngữ ở điểm nào?
A. Một bên là đơn vị lời nói, một bên là đơn vị tác phẩm.
B. Trong cấu tạo từ có yếu tố "ngữ".
C. Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
D. Do từ cấu tạo nên.
Câu 9: Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò gì ?
A. Vị ngữ.
B. Chủ ngữ.
C. Bổ ngữ.
D. Trạng ngữ.
Câu 10: Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước.
B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
D. Lanh chanh như hành không muối
Câu 11: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.
A. Diễn dịch
B. Song song
C. Phối hợp
D. Quy nạp
Câu 12: Khi xây dựng biểu tượng Gió lạnh đầu mùa, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Hoán dụ.
B. So sánh.
C. Liệt kê.
D. Đối lập.
Câu 13: Từ "bịu xịu" trong văn bản "Gió lạnh đầu mùa" có nghĩa là gì?
A. Từ gợi tả dáng điệu của người tỏ ra hài lòng trong bộ quần áo đẹp
B. Vẻ mặt làm nũng, đáng yêu
C. Từ gợi tả vẻ mặt trông như sệ xuống, nặng ra lúc hờn dỗi hay lúc có gì đó thất vọng, buồn
D. Tỏ thái độ ôn hòa sau khi có thái độ gay gắt
Câu 14: "Gió lạnh đầu mùa" của Thạch Lam thuộc thể loại tiểu thuyết.
Đúng hay sai
A. Đúng
B. Sai
Câu 15: Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ?
A. Một nắng hai sương.
B. No cơm ấm cật.
C. Lời ăn tiếng nói.
D. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 16:Câu nào dưới đây diễn tả đúng nghĩa của từ "Thắng địa" trong Chiếu dời đô?
A. Là nơi núi non hiểm trở.
B. Là nơi có phong cảnh và địa thế hẹp.
C. Là nơi cao ráo, thoáng mát.
D. Là nơi có sông ngòi bao quanh.
Câu 17: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu:
Thằng ấy chuột chạy cùng sào rồi!
A. Trạng ngữ.
B. Bổ ngữ.
C. Chủ ngữ.
D. Vị ngữ.
Câu 18; Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập
A. đất nước
B. Xã tắc
C. Sơn thủy
D. Giang sơn
Câu 19: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.
A. Chủ ngữ
B. Bổ ngữ
C. Vị ngữ
D. Trạng ngữ
Câu 20: Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn:
A. Trình bày vấn đề theo trình tự từ ý khái quát đến các ý cụ thể
B. Trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát
C. Trình bày vấn đề theo phong cách khoa học thuận: đi từ khái niệm, đặc điểm đến thực tế.
D. Trình bày vấn đề theo phong cách khoa học ngược: đi từ thực tế đến đặc điểm, khái niệm.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều cuối học kì 1
Bình luận