Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Vịnh khoa thi Hương

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 7 Vịnh khoa thi Hương - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Tác giả của bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” là ai?

  • A. Nguyễn Khuyến     
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Trần Tế Xương      
  •  D. Phan Bội Châu

Câu 2: Năm sinh của tác giả của bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” là khi nào?

  • A. 1870 
  • B. 1880
  • C. 1890
  • D. 1900

Câu 3: Tác giả của bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” là người nước nào? 

  • A. Việt Nam
  • B. Trung Quốc
  • C. Hàn Quốc
  • D. Nhật Bản 

Câu 4: Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” thuộc đề tài nào?

  • A. Chiến tranh          
  • B. Thiên nhiên
  • C. Tình bằng hữu        
  • D. Thi cử

Câu 5: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt     
  • B. Thất ngôn bát cú
  • C. Lục bát              
  • D. Song thất lục bát.

Câu 6: Khoa thi mà tác giả đề cập trong bài “Vịnh khoa thi Hương” là khoa nào và năm nào?

  • A. Khoa Tân Mùi (1871)      
  • B. Khoa Mậu Tí (1888)
  • C. Khoa Đinh Dậu (1897)    
  •  D. Khoa Tân Sửu 

Câu 7: Sự xuất hiện của những nhân vật nào làm cho trường thi trở nên lố bịch nhất?

  • A. Sĩ tử và quan trường     
  • B. Quán sứ và bà đầm      
  • C. Quan sứ và quan trường
  • D. Quan trường và bà đầm

Câu 8: Bài thơ Nôm - Đường luật “Vịnh khoa thi Hương” được viết bằng thể thơ nào sau đây?

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt        
  • B. Thất ngôn bát cú
  • C. Thất ngôn trường thiên    
  • D. Ngũ ngôn bát cú.

Câu 9: Kỳ thi Hương - Khoa Đinh Dậu (1897) được Trần Tế Xương viết trong bài “Vịnh khoa thi Hương” diễn ra ở đâu?

  • A. Hà Nội         
  • B. Nam Kì
  • C. Nam Định       
  • D. Hà Tây

Câu 10: Trong bài “Vịnh khoa thi Hương”, những nhân vật nào xuất hiện trong hai câu thơ này “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến; Váy lê quét đất mụ đầm ra”?

  • A. Sĩ tử và quan trường.     
  • B. Quan trường và quan sứ
  • C. Quan sứ và bà đầm      
  • D. Quan trường và bà đầm

Câu 11: Vì sao kì thi này phải tổ chức thi chung ở trường Nam?

  • A. Do trường Nam tổ chức tốt hơn.
  • B. Do trường Hà không tổ chức thi.
  • c. Do thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường Hà bị bãi bỏ, các sĩ tử phải thi ở trường Nam.
  • D. Cả nước chỉ có một trường duy nhất là trường Nam

Câu 12: Giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộ rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?

  • A. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
  • B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo Lọ/ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
  • C. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra.
  • D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Câu 13: Giá trị tư tưởng thể hiện ở hai câu cuối “Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” là gì?

  • A. muốn nhắc nhở với những người dự thi về hoàn cảnh đất nước.
  • B. muốn đánh thức ý thức dân tộc trong mỗi người, nhất là những người tài.
  • C. muốn khơi gợi tình yêu dân tộc trong mỗi người, nhất là người tài.
  • D. muốn nhấn mạnh tình yêu nước với mỗi thí sinh dự thi.

Câu 14: Cảnh trường thi như thế nào qua hai câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ; Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”?

  • A. Thật bát nháo, kì quặc và ô hợp.
  • B. Thật tưng bừng sinh động.
  • C Thật căng thẳng và hồi hộp.
  • D. Thật quy mô và nghiêm túc.

Câu 15: Hai câu thơ cuối “Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” trong bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” mang giọng điệu gì?

  • A. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm
  • B. Giọng điệu trữ tình: buồn tủi thống thiết
  • C. Giọng điệu trữ tình xen lẫn trào phúng.
  • D. Giọng điệu đả kích sâu cay.

Câu 16:  “Trường Nam” và “trường Hà” ở câu “Trường Nam thi lẫn với trường Hà” trong bài “Vịnh khoa thi Hương” là nói đến những trường nào sau đây?

  • A. Quảng Nam - Hà Tây        
  • B. Nam Kì - Hà Nội
  • C. Nam Định - Hà Nội          
  • D. Hà Bắc - Quảng Nam

Câu 17: Trong thời kỳ tác giả sinh sống, Kì thi Hương được tổ chức định kì

  • A. 5 năm/ lần
  • B. 2 năm / lần
  • C. 3 năm/ lần
  • D. 4 năm/ lần

Câu 18: Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ; Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”?

  • A. Cường điệu     
  • B. So sánh        
  • C. Phép đối
  • D. Đảo ngữ

Câu 19: Thái độ và tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trước cảnh trường thi trong bài “Vịnh khoa thi Hương”.

  • A. Vui mừng và tự hào       
  • B. Chán ngán, xót xa, đau đớn.
  • C. Tiếc nuối, bâng khuâng    
  • D. Phẫn uất, ngậm ngùi

Câu 20: Trần Tế Xương viết bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” với dụng ý gì?

  • A. Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kỳ thi này khoa Đinh Dậu (1897).
  • B. Ca ngợi tính ưu việt trong cách chọn nhân tài của triều đình nhà Nguyễn.
  • C. Vẽ nên một bức tranh bát nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời bộc lộ tâm trạng của mình trước hiện thực đảo điên.
  • D. Cảm thương cho buổi “chợ chiều” của nền Nho học Việt Nam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác