Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 2 Nếu mai em về Chiêm Hóa

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Nội dung của khổ thơ cuối là gì?

  • A. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.
  • B. Miêu tả về những người con gái ở vùng Chiêm Hóa.
  • C. Giới thiệu lễ hội xuân ở vùng Chiêm Hóa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nên đọc văn bản như thế nào?

  • A. Tha thiết
  • B. Nhẹ nhàng
  • C. Nhanh, mạnh
  • D. Cả A và B

Câu 3: Bố cục của bài thơ gồm mấy phần?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 5

Câu 4: Đâu là ý không đúng khi nói về mạch cảm xúc của bài thơ?

  • A. Kết cấu đơn giản, bình dị
  • B. Đi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người và những rung cảm
  • C. Nỗi nhớ tha thiết cảnh sắc và con người vùng núi phía Nam
  • D. Nét đặc sắc riêng về cảnh sắc khi bước sang xuân tại quê hương.

Câu 5: Nỗi nhớ quê hương của tác giả được thể hiện qua những hình ảnh nào trong khổ 1?

  • A. Cái rét tháng giêng
  • B. Mùa măng
  • C. Bờ cát trắng
  • D. Đáp án A và B

Câu 6: Cách nhắc đến các địa danh ở Chiêm Hóa thể hiện rõ tình cảm gì của tác giả?

  • A. Am hiểu cảnh sắc quê hương
  • B. Sự yêu mến, tự hào 
  • C. Lợi dụng để quảng bá
  • D. Tất cả các đáp án trên 

Câu 7: Trong câu thơ: "Đá ngồi dưới bến trông nhau" tác giả đa sử dụng BPTT nào?

  • A. Đảo ngữ, hoán dụ
  • B. Nhân hóa, so sánh
  • C. Đảo ngữ, ẩn dụ
  • D. Nhân hóa, đảo ngữ

Câu 8: Hình ảnh nào không thể hiện vẻ đẹp con người nơi đây?

  • A. Đôi bờ cát trắng
  • B. Cô gái Dao nào cũng đẹp
  • C. Vòng bạc rung rinh
  • D. Ngù hoa mơn mởn

Câu 9: Câu thơ "Non Thần hình như trẻ lại" sử dụng BPTT nào?

  • A. Nhân hóa 
  • B. Ẩn dụ
  • C. So sánh
  • D. Hoán dụ

Câu 10: Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ cuối?

  • A. Đầu xuân đi hội lùng tùng
  • B. Nếu mai em về Chiêm Hóa
  • C. Em về vừa kịp mùa măng
  • D. Mùa xuân e cũng lạc đường 

Câu 11: Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong bài thơ như thế nào?

  • A. Gần gũi, giản đơn, tràn đầy sức sống
  • B. Rực rỡ nhiều sắc màu
  • C. Phong phú, sinh động
  • D. Ảm đạm, nhạt nhòa

Câu 12: Hình ảnh con người được tác giả miêu tả đầy khéo léo và tình tế có tác dụng gì?

  • A. Đem lại những cái nhìn chân thực về con người tại mảnh đất Chiêm Hóa.
  • B. Giúp câu thơ có hồn, sinh động hơn.
  • C. Thể hiện tài năng của tác giả.
  • D. Giúp cảnh sắc ở mảnh đất Chiêm Hóa được tô đậm thêm.

Câu 13: Các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”:

  • A. Đi
  • B. Trở lại
  • C. Tới
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Tác dụng của việc sử dụng từ "về"?

  • A. Truyền tải được mong muốn, những hoài niệm của nhà thơ khi nhắc tới cội nguồn.
  • B. Thể hiện một dự định của bản thân.
  • C. Bộc lộ tâm tư, tình cảm đầy yêu thương của nhà thơ đối với quê hương của mình.
  • D. Đáp án A và C đều đúng.

Câu 15: Bài thơ không thể hiện cảm xúc, tình cảm gì của tác giả?

  • A. Tình cảm sâu sắc, da diết, gắn bó với quê hương.
  • B. Tình yêu quê hương tha thiết.
  • C. Tự hào về cảnh sắc và con người mảnh đất Chiêm Hóa
  • D. Mong muốn quê hương đổi mới, ngày càng phát triển. 

Câu 16: Ở khổ thơ đầu tiên, tác giả xưng hô "em - ta" thì "em" ở đây được hiểu là ai?

  • A. “Em” ở đây không chỉ cụ thể một ai mà nói chung chung về những con người ở quê hương Chiêm Hóa.
  • B. "Em" ở đây chỉ tác giả.
  • C. “Em” ở đây chỉ người khách lạ đến thăm Chiêm Hóa.
  • D. “Em” ở đây là người yêu của nhân vật trữ tình.

Câu 17: Những câu thơ miêu tả sông Gâm và núi Thần được tác giả sử dụng đặc sắc BPTT nào?

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Nhân hóa

Câu 18: Chi tiết nào dưới đây không khắc họa hình ảnh những cô gái Tày trong bài thơ?

  • A. Xúng xính những món trang sức bạc
  • B. Sắc chàm của bộ trang phục truyền thống
  • C. Gái bản duyên dáng
  • D. Nụ cười tỏa nắng khiến người ta lạc lối về

Câu 19: Câu thơ "Nếu mai em về Chiêm Hóa" được lặp lại bao nhiêu lần trong toàn bộ bài thơ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 20: Câu thơ "Nếu mai em về Chiêm Hóa" được lặp lại nhiều lần không thể hiện điều gì?

  • A. Sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất mãnh liệt
  • B. Lời mời gọi mọi người cùng về thăm quê hương Chiêm Hóa của mình
  • C. Muốn trở về quê để đi hội xuân, để chơi những trò chơi dân gian, để gặp mọi người, những người có duyên
  • D. Khát vọng hồi hương

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác