ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Điểm hay trong cách miêu tả vẻ đẹp của con gái bản Tày là gì?
- A. Tác giả dùng cách nói phóng đại, mô phỏng vẻ đẹp của sử thi để mô tả vẻ đẹp của con người thực tế.
- B. Cách mô tả vẻ đẹp của con người thông qua thiên nhiên.
- C. Cách nói “chỉ riêng … cũng”. Điều này nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp đã nói ở trước.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Ta hiểu câu thơ “Ngày lành duyên tốt mừng nhau” như thế nào?
- A. Sắp đến đám cưới rồi.
- B. Mong ước về những chuyện tình đối lứa đẹp đẽ.
- C. Cuộc sống nơi đây toàn là chuyện vui.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Tác dụng của việc sử dụng từ “về” trong “Nếu mai em về Chiêm Hóa”?
- A. Truyền tải được mong muốn, những hoài niệm của nhà thơ khi nhắc tới cội nguồn
- B. Thể hiện một dự định của bản thân
- C. Bộc lộ tâm tư, tình cảm đầy yêu thương của nhà thơ đối với quê hương của mình
- D. A và C đúng
Câu 4: Trong khổ thơ 4, “hương” vần với từ nào?
- A. Quá
- B. Mọng
- C. Đường
- D. Cả B và C.
Câu 5: Thể thơ của bài thơ này là gì?
- A. Thơ lục bát
- B. Thơ sáu chữ
- C. Thơ thất ngôn bát cú
- D. Thơ bảy chữ
Câu 6: Câu nào trong khổ thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá?
- A. Câu thứ nhất
- B. Câu thứ hai
- C. Câu thứ hai và thứ ba
- D. Câu thứ ba và thứ tư
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân?
Câu 2 (2 điểm): Tìm các từ có thể thay thế từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?
Bình luận