Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)

Câu 1: Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

  • A. Đối tượng giao tiếp
  • B. Ngữ điệu
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 2: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  • A. Đều
  • B. Chính 
  • C. Đang
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: “Ôi chào, sớm với muộn thì có ăn thua gì”.

Đâu là thán từ trong câu trên?

  • A. Ôi
  • B. Thì
  • C. Gì
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: “Trước sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người.”

Từ “cả” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  • A. Có. Vì nó có tác dụng nhấn mạnh tính chất dày đặc.
  • B. Có. Vì nó quy định tiêu chuẩn của từ miêu tả.
  • C. Không. Vì đây là phụ từ.
  • D. Không. Vì đây chỉ là một yếu tố của từ “dày đặc”, không phải một từ riêng.

Câu 5: “Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong lớp”.

Từ “chính” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  • A. Có. Vì nó bổ sung ý nghĩa cho trạng thái của “các cậu”.
  • B. Có. Vì nó nhấn mạnh vào thời gian “lúc này”.
  • C. Không. Vì đây là phụ từ, biểu thị ý nghĩa chuẩn xác.
  • D. Không. Vì đây chỉ là một phép thế cho câu trước đó.

Câu 6: Trợ từ được chia thành các nhóm nào?

  • A. Trợ từ đứng đầu câu, giữa câu và cuối câu.
  • B. Trợ từ đi kèm các từ ngữ trong câu và trợ từ ở cuối câu.
  • C. Trợ từ chỉ hoạt động, trợ từ chỉ trạng thái.
  • D. Trợ từ bổ sung ý nghĩa hành động, trợ từ bổ sung ý nghĩa trạng thái.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày chức năng của trợ từ. Cho ví dụ.

Câu 2 (2 điểm): Hãy trình bày chức năng của thán từ. Cho ví dụ.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.”

Từ “chính” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  • A. Có. Vì nó nhấn mạnh cho chủ ngữ “nhân vật”.
  • B. Có. Vì nó biểu thị sắc thái trang trọng.
  • C. Không. Vì đây là tính từ.
  • D. Không. Vì nó không được dùng để chỉ trạng thái

Câu 2: Thán từ có thể chia thành những nhóm nào?

  • A. Thán từ đứng đầu câu và thán từ đứng cuối câu
  • B. Thán từ chỉ sự vật, hành động và cảm xúc.
  • C. Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc và thán từ gọi đáp
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?

  • A. a, ái, ơ, ô hay, than ôi
  • B. này, ơi, vâng, dạ, ừ
  • C. đích, chính, những, có
  • D. a, ái, ơ, đích, chính

Câu 4: “Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi”.

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  • A. Quên
  • B. Cả
  • C. Sau
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

  • A. Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút
  • B. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
  • C. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp
  • D. Lần này em được những 2 điểm 10

Câu 6: Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu văn nào trong đoạn văn trên có chưa thán từ?

  • A. Trời ơi!
  • B Ngày mai con chơi với ai?
  • C. Khốn nạn thân con thế này?
  • D. Con ngủ với ai?

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cho các câu sau:

– Nó ăn hai bát cơm.

– Nó ăn những hai bát cơm.

– Nó ăn có hai bát cơm.

Nghĩa của các câu trên đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 2 (2 điểm): Các từ “này, a” trong đoạn trích sau đây biểu thị điều gì?

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?".

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác