Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 5: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phan Thanh Giản khi đi sứ Tây Kinh lúc tàu đến một cảng biển ngoại quốc, ông đã làm gì?

  • A. Tuyên truyền cho người dân nơi đây về tội ác của giặc Pháp trên đất An Nam
  • B. Giương quốc kì của xứ đoàn
  • C. Lấy tấm lụa rồi dùng son viết hai chữ lớn “Đại Nam” treo lên mũi tàu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Phan Thanh Giản khi đi sứ Tây Kinh lúc tàu đến một cảng biển ngoại quốc, ông đã làm gì?

  • A. Tuyên truyền cho người dân nơi đây về tội ác của giặc Pháp trên đất An Nam
  • B. Lấy tấm lụa rồi dùng son viết hai chữ lớn “Đại Nam” treo lên mũi tàu
  • C. Giương quốc kì của sứ đoàn
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Tác giả cho rằng gần trăm năm đô hộ của thực dân Pháp là:

  • A. Hậu quả tất yếu của việc duy trì chế độ phong kiến.
  • B. Một nỗi nhục lớn của dân tộc Việt Nam sau hơn một thiên niên kỉ tự chủ.
  • C. Điều kiện cho người Việt Nam làm giàu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Em hiểu nhan đề văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” như thế nào?

  • A. Nhan đề cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình trạng đất nước, dù rất giàu có nhưng lại nhỏ bé về diện tích.
  • B. Tác giả muốn đi tìm về cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
  • C. Tác giả muốn bàn về tình trạng tụt hậu của Việt Nam nhưng lại để câu hỏi nhằm gợi cho người đọc suy nghĩ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tác giả cho rằng gần trăm năm đô hộ của thực dân Pháp là?

  • A. Một nỗi nhục lớn của dân tộc Việt Nam sau hơn một thiên niên kỉ tự chủ
  • B. Hậu quả tất yếu của việc duy trì chế độ phong kiến
  • C. Điều kiện cho người Việt Nam làm giàu
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Theo em, làm thế nào để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”?

  • A. Luôn luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện, làm việc để bắt kịp khoa học, công nghệ của thế giới.
  • B. Phải tự lực cánh sinh, không nên dựa dẫm vào sự hỗ trợ tiền của, không đổ thừa cho hoàn cảnh.
  • C. Không tự coi mình là kém cỏi so với các nước khác.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hiểu nhan đề văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? như thế nào? Hãy xác định luận đề và các luận điểm của bài viết.

Câu 2 (2 điểm): Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì? Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ta đã đạt được những gì trong 20 năm Đổi mới?

  • A. Mức tăng GDP thuộc loại nhất nhì khu vực và giữ được sự ổn định về mặt an ninh.
  • B. Sức mạnh quân sự, quốc phòng tăng gấp bội.
  • C. Nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, không còn bị tụt hậu như trước kia.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tác giả cho rằng mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng

  • A. Gần hơn bao giờ hết.
  • B. Xa vời
  • C. Nhanh chóng
  • D. Không còn hi vọng.

Câu 3: Luận điểm ở phần 3 là gì?

  • A. Tình trạng tụt hậu của nước ta hiện nay, lí do và giải pháp
  • B. Khái quát 20 năm công cuộc Đổi mới
  • C. Tốc độ phát triển nhanh chóng của Việt Nam thể hiện rõ nét qua mức tăng GDP
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phần 1 và 2 của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì?

  • A. Hỗ trợ việc lập luận ở các phần sau.
  • B. Cho người đọc thấy rằng nước Việt Nam ta trước đây không hề nhỏ bé bởi suy nghĩ và hành động.
  • C. Tái hiện khung cảnh hoành tráng của lịch sử nước nhà.
  • D. Cả A và B.

Câu 5: Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?

  • A. Niềm tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm, đoàn kết làm nên những điều tươi đẹp cho đất nước.
  • B. Sức mạnh quân sự của đất nước với những bộ não thiên tài.
  • C. Sự lãnh đạo tài tình của những con người như: Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Phan Bội Châu,…
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Phần của bài “Bình Ngô đại cáo” mà tác giả đưa vào nói về điều gì?

  • A. Nước Đại Việt ta không hề thua kém phương Bắc: chúng ta đều có lịch sử, văn hoá, chủ quyền, hiền tài,…
  • B. Những ngày đầu khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống quân Minh.
  • C. Những trận thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
  • D. Đất nước ta sau khi giành chiến thắng trước quân Minh.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu một số thành tố của văn bản nghị luận.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 5: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác