Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 2: Nắng mới

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 2: Nắng mới. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ?

  • A. Lo lắng cho người mẹ
  • B. Thương nhớ người mẹ
  • C. Yêu quý người mẹ
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu thơ nào không miêu tả hình ảnh người mẹ trong văn bản?

  • A. Áo đỏ người đưa trước giậu phơi
  • B. Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
  • C. Nét cười đen nhánh sau tay áo
  • D. Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Câu 3: Kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” gắn liền với hình ảnh:

  • A. Mẹ đi ra ngoài đồng làm việc trong buổi nắng sớm.
  • B. Nắng chiếu qua song cửa.
  • C. Gà trưa gáy não nùng.
  • D. Mẹ đưa áo ra giậu phơi mỗi khi có nắng mới về.

Câu 4: “Bên song cửa ngập tràn “nắng mới”, vào khoảnh khắc yên ắng, tĩnh lặng của một buổi trưa buồn, bất chợt nhìn ra giậu thưa, nhà thơ bắt gặp hình ảnh quen thuộc của ……………..”.

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Người mẹ lúc còn sống
  • B. Chính bản thân mình ngày còn bé
  • C. Buổi trưa nhiều năm trước.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cách gieo vần chủ yếu của bài thơ là:

  • A. Vần sát
  • B. Vần thông
  • C. Vần cách
  • D. Vần bằng

Câu 6: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A. Tình yêu thiên nhiên của buổi ban trưa hiện tại và quá khứ.
  • B. Nỗi nhớ về người mẹ trong kí ức tuổi thơ của tác giả.
  • C. Tình yêu của tác giả với những cảnh vật xưa cũ
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 2 (2 điểm): Nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một từ láy được sử dụng trong bài thơ?

  • A. Xao xác
  • B. Dĩ vãng
  • C. Chập chờn
  • D. Não nùn

Câu 2: “Bên song cửa ngập tràn “nắng mới”, vào khoảnh khắc yên ắng, tĩnh lặng của một buổi trưa buồn, bất chợt nhìn ra giậu thưa, nhà thơ bắt gặp hình ảnh quen thuộc của…”

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Người mẹ lúc còn sống
  • B. Chính bản thân mình ngày còn bé
  • C. Buổi trưa nhiều năm trước
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: “Những kí ức thân thương về mẹ sống dậy trong tâm tưởng của nhà thơ từ hình dáng thấp sau chiếc “áo đỏ” đến ……………..”

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Hình ảnh vẫn còn thương nhớ
  • B. Hình ảnh mà tôi vẫn luôn mường tượng
  • C. “Nét cười đen nhánh sau tay áo”
  • D. “Ánh trưa hè”

Câu 4: Ở khổ 3, chân dung người mẹ dần hiện ra rõ nét hơn với:

  • A. Một không gian thơ mộng, giàu hình ảnh.
  • B. Một “nét cười” chứa trong đó những niềm tin mãnh liệt của người mẹ dành cho nhân vật “tôi”
  • C. Một “nét cười” vừa lấp lánh toả sáng, vừa kín đáo, nhẹ nhàng.
  • D. Một “nét cười” hồn nhiên, tươi trẻ.

Câu 5: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận
  • B. Tôn sư trọng đạo
  • C. Tình yêu thương con người
  • D. Lòng nhân hậu

Câu 6: Nhận xét về hình ảnh “nắng mới” trong việc thể thiện cảm xúc thơ?

  • A. Không gian gợi mở những cảm xúc trữ tình của nhà thơ về mẹ
  • B. Hình bóng của mẹ hiện lên trong nỗi nhớ thật tươi tắn, ấm áp và sâu đậm hơn trong nhà thơ
  • C. Giúp cho bài thơ thêm gam màu tươi sáng, cho thấy sức sống của thiên nhiên làng quê
  • D. A và B đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc hoạ về người mẹ.

Câu 2 (2 điểm): Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 2: Nắng mới, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác