ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hình ảnh so sánh nào sau đây có tác dụng mạnh mẽ trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật?
- A. Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong lớp.
- B. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.
- C. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
- D. Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
Câu 2: Đoạn sau đây phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong phần 2:
“Khi đến trường, nhân vật “tôi” cảm thấy một sự khác biệt về ngôi trường mà mình đã từng đến trước đó. Lần đầu tiên đến trường để học tập đã mang cho “tôi” một cảm giác rằng ngôi trường thật trang nghiêm và rộng lớn. Lòng “tôi” trở nên có chút lo sợ. Các hoạt động ở trường ngày hôm đó khác xa với những ngày trước đó và bởi một thứ gì đó mang tính quyền lực và bắt buộc, “tôi” cũng như các học sinh khác cảm thấy lúng túng và thực sự là càng thấy run sợ hơn. Sự lo lắng đó lên đến đỉnh điểm là việc “tôi” bất giác quay lưng lại rồi dúi dầu vào lòng mẹ, khóc nức nở theo.”
Ý nào trong đoạn trên không đúng?
- A. Khi đến trường, nhân vật “tôi” đúng ra phải là không cảm thấy sự khác biệt nào về ngôi trường.
- B. Đỉnh điểm của sự lo lắng đúng ra phải là sự việc ông đốc doạ nạt, đùa vui những học sinh mới.
- C. Cả A và B.
- D. Không có ý nào.
Câu 3: Cốt truyện “Tôi đi học” thuộc dạng nào dưới đây?
- A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ.
- B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ
- C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước
- D. Kể lại sự việc có nội dung giàu triết lí.
Câu 4: Những người lớn trong truyện đã có thái độ thế nào với các em học sinh?
- A. Hiền từ, bao dung
- B. Vui vẻ, hồn hậu
- C Âu yếm, yêu thương
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 5: Kết cấu của truyện ngắn:
- A. Có tính chất cấu trúc cao.
- B. Chia thành nhiều tuyến
- C. Không chia thành nhiều tuyến.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Chú ý vào phần 2. Hãy nhận xét về lời nói của ông đốc.
- A. Lời nói có tính hàm ý sâu xa, khó khiến các em học sinh hiểu được nhưng lại giúp phụ huynh nhận ra được những điều mà mình cần phải làm.
- B. Lời nói có tính chất giả tạo, khuôn mẫu, không đúng với quy cách làm thầy.
- C. Lời nói cho thấy ông đốc là một người thầy hiền từ, biết quan tâm đến học sinh nhưng vẫn giữ được phong cách của một người đứng đầu.
- D. Cả A và C.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nhận xét về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học trong văn bản “Tôi đi học”.
Câu 2 (2 điểm): Hãy phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.
Bình luận