Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Tôi đi học

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 1 Tôi đi học. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Tôi đi học” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Thanh Tịnh.

Câu 3: Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?

Câu 4: Tóm tắt trình tự diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”. Từ đó, nhận xét về bố cục của tác phẩm.

Câu 5: Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?

Câu 2: Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.

Câu 3: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu?

Câu 4: Truyện ngắn “Tôi đi học” là một truyện ngắn giàu chất thơ. Theo em, điều gì tạo nên đặc điểm ấy (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)?

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: “Tôi đi học” vừa là nhan đề, vừa là cụm từ nhà văn dùng để kết thúc văn bản. Theo em, cụm từ ấy gợi ra ý nghĩa gì?

Câu 2: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc truyện ngắn “Tôi đi học”.

Câu 3: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Phân tích và so sánh tâm trạng của nhân vật “tôi” ở hai đoạn văn sau:

(1) Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(2) Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.

Câu 2: Văn bản “Tôi đi học” đã nói giúp những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 1, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều bài 1, Bài tập mở rộng Ngữ văn 8 CD bài 1 Tôi đi học.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác