Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 5: Nước Đại Việt ta

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Nước Đại Việt ta. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Nước Đại Việt ta là?

  • A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương
  • B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no
  • C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua
  • D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến

Câu 2: “Đại cáo bình Ngô” là bản tổng kết toàn diện:

  • A. Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt của nhân dân nhà Lý.
  • B. Những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta thời Trần.
  • C. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.
  • D. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.

Câu 3: “Đại cáo bình Ngô” được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Nội dung nào trong đoạn trích thể hiện điều đó?

  • A. Nước Đại Việt có nền văn hiến đã lâu; lịch sử hào hùng qua nhiều triều đại
  • B. Nước Đại Việt có chủ quyền dân tộc “Núi sông bờ cõi đã chia”
  • C. Phong tục của Đại Việt khác với các nước phương Bắc
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc?

  • A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục
  • B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền
  • C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổm phong tục
  • D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ

Câu 5: Chức năng của thể cáo là tuyên ngôn hoặc tổng kết một vấn đề, một sự kiện. Điều này được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  • A. Đoạn mở đầu “Bình Ngô đại cáo” chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thất bại của quân xâm lược Mông – Nguyên.
  • B. Đoạn mở đầu “Bình Ngô đại cáo” tuyên ngôn về nhân nghĩa, về độc lập dân tộc.
  • C. Văn bản tổng kết về lịch sử hào hùng của nước ta.
  • D. Cả B và C.

Câu 6: So sánh với bài thơ “Nam Quốc sơn hà”, ý thức độc lập dân tộc trong bài “Bình Ngô đại cáo” có sự tiếp nối và phát triển. Ý nào sau đây không thể hiện điều đó?

  • A. Ngoài yếu tố chủ quyền, “Bình Ngô đại cáo” còn bổ sung thêm các yếu tố cơ bản nữa như: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
  • B. Việc tác giả đặt sóng đôi, ngang hàng lịch sử các triều đại Việt Nam với các triều đại Trung Quốc nhằm khẳng định “Nam đế” làm chủ Nam quốc không phải bằng "thiên thư" (sách trời) mà bằng thực tế lịch sử.
  • C. Trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc.
  • D. Qua văn bản tác giả đã chứng minh cho cả thế giới biết về sức mạnh vô đối của nhân dân Đại Việt trong chiến tranh.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tiền đề được nêu ra trong “Nước Đại Việt ta” là gì?

Câu 2 (2 điểm): Văn bản “Nước Đại Việt ta” nêu lên nguyên lý nhân nghĩa nào?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lưu Cung gặp vấn đề khi sang xâm chiếm Đại Việt?

  • A. Đánh chiếm được Đại Việt
  • B. Tham công nên thất bại
  • C. Chưa đánh được gì đã phải quay về
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tác phẩm nào trước đó cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta?

  • A. Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải
  • B. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
  • C. Nam quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt
  • D. Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

Câu 3: Câu “Việc xưa xem xét / Chứng cớ còn ghi” thể hiện điều gì?

  • A. Ý chí tự chủ, độc lập, tự cường của dân tộc ta.
  • B. Chứng minh cho quân giặc thấy về lịch sử hào hùng của nước ta.
  • C. Khẳng định về tính chuẩn xác của những bằng chứng mà tác giả đưa ra trước đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Thể cáo có kết cấu gồm bốn phần: nêu luận đề chính nghĩa; lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi nghĩa; thuật lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của lực lượng chính nghĩa với cảm hứng ngợi ca; tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. Điều này được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  • A. Văn bản ứng với phần đầu: nêu luận đề chính nghĩa (nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập của “nước Đại Việt ta")
  • B. Văn bản ứng với phần đầu: nêu luận đề chính nghĩa (cơ sở khoa học về chính nghĩa)
  • C. Văn bản ứng với phần hai: lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi nghĩa (Toa Đô, Triệu Tiết,…)
  • D. Văn bản ứng với phần bốn: tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

Câu 5: “Bình Ngô đại cáo” là mẫu mực về kết cấu chặt chẽ, lập luận đanh thép, sắc bén. Phần mở đầu bài cáo (đoạn trích “Nước Đại Việt ta”), Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo". Khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, tác giả làm nổi bật hai nội dung cốt lõi: "yên dân" và "trừ bạo". Tiếp đến bài cáo khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập từ lâu của nước Đại Việt: "Tuy mạnh yếu khác nhau – Song hào kiệt đời nào cũng có...". Chân lí này được khẳng định theo trình tự: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, truyền thống anh hùng hào kiệt, chủ quyền dân tộc. Cách nêu tiền đề bằng những chân lí như vậy đã tạo cơ sở lí luận chắc chắn, chỗ dựa cho việc triển khai lập luận ở những phần sau.

Đoạn văn trên có ý nào không đúng?

  • A. Phần mở đầu bài cáo, Nguyễn Trái đúng ra phải là nêu lên chiến thuật trị nước thay vì tư tưởng nhân nghĩa.
  • B. Bài cáo khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập từ lâu của nước Đại Việt đúng ra phải thể hiện qua hai câu "Như nước Đại Việt ta từ trước – Vốn xưng nền văn hiến đã lâu...".
  • C. Cách nêu tiền đề bằng những chân lí đúng ra phải có ý nghĩa về mặt khoa học ứng dụng chứ không phải là tạo cơ sở lí luận chắc chắn, chỗ dựa cho việc triển khai lập luận ở những phần sau.
  • D. Không có ý nào.

Câu 6: Tác giả Nguyễn Trãi so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc trong Nước Đại Việt ta nhằm khẳng định điều gì?

  • A. Khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ
  • B. Khẳng định nước ta có nhiều hào kiệt
  • C. Khiêu chiến với người phương Bắc
  • D. Xem thường người phương Bắc

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Văn bản “Nước Đại Việt ta” đã đề cập tới các yếu tố nào?

Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra luận điểm của bài thơ “Nước Đại Việt ta”.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 5: Nước Đại Việt ta, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác