Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Nước Đại Việt ta

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Nước Đại Việt ta. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Nước Đại Việt ta” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Trãi.

Câu 3: Nêu những đặc điểm cơ bản của thể cáo. Những đặc điểm cơ bản đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”?

Câu 4: Hãy nối các từ ở cột A với các chú giải ở cột B.

A

 

B

1. Nhân nghĩa

 

a. tên nước ta từ đời vua Lí Thánh Tông

2. Yên dân

 

b. chỉ triều đại của Triệu Đà, kẻ đã cướp nước Âu Lạc, nhưng sử sách trước đây có tài liệu coi đó là một triều đại của nước nhà

3. Điếu phạt

 

c. tướng nhà Tống, đem quân sang đánh nước ta thời Lí, bị Lí Thường Kiệt đánh đuổi

4. Đại Việt

 

d. hai tướng nhà Nguyên. Theo sử, Toa Đô bị giết chết ở trận Hàm Tử (không phải bị bắt sống)

5. Văn hiến

 

e. những triều đại xây dựng nền độc lập của đất nước ta.

6. Bắc Nam

 

f. rút ý từ câu "điếu dân phạt tội" (thương dân, đánh kẻ có tội) trong Kinh Thư nói về việc Thang, Vũ đánh kẻ có tội là Kiệt, Trụ

7. Đinh, Lí, Trần

 

g. vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Ở đây tác giả đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc.

8. Triệu

 

h. đem lại cuộc sống yên ổn cho dân

9. Hán, Đường, Tống, Nguyên

 

i. vua Nam Hán (nam Trung Quốc) đã sai con là Hoằng Thao (có tài liệu ghi là Hoằng Tháo) đem quân xâm lược nước ta, bị Ngô Quyền đánh bại năm 938

10. Hào kiệt

 

k. bến Hàm Tử, một địa điểm ở tả ngạn sông Hồng (nay thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên), là nơi Trần Nhật Duật phá quân Toa Đô trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai

11. Lưu Cung

 

l. truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp

12. Triệu Tiết

 

m. ở đây Bắc chỉ Trung Quốc, Nam chỉ nước ta

13. Hàm Tử

 

n. các triều đại Trung Quốc

14. Toa Đô, Ô Mã (tức Ô Mã Nhi)

 

o. người có tài cao, chí lớn hơn người

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hãy phân tích đoạn văn lấy dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử để làm sáng tỏ sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và sức mạnh của chân lí độc lập dân tộc (phần (2)).

Câu 2: Nêu cách hiểu của em về hai câu mở đầu đoạn trích “Nước Đại Việt ta”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Câu 3: Trên cơ sở so sánh với bài thơ “Sông núi nước Nam”, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức độc lập dân tộc trong bài “Bình Ngô đại cáo”.

Câu 4: Phân tích trình tự lập luận trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”.

Câu 5: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu trong đoạn trích.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Hãy phân tích vị trí và nội dung nguyên lí nhân nghĩa (2 câu đầu).

Câu 2: Hãy phân tích vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (đoạn “Như nước Đại Việt … đời nào cũng có”).

Câu 3: Vẽ sơ đồ thể hiện trình tự lập luận trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” giúp em hiểu thêm những gì về Nguyễn Trãi và thế hệ cha ông ta thời bấy giờ?

Câu 2: Dựa vào nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) để trả lời câu hỏi: Nước Đại Việt ta là một quốc gia như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 5, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều bài 5, Bài tập mở rộng Ngữ văn 8 CD bài 5 Nước Đại Việt ta, câu hỏi ôn tập 4 mức độ bài 5 Nước Đại Việt ta

Bình luận

Giải bài tập những môn khác